Gợi ý dàn ý
1. Mở Bài
– Nêu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.2. Thân Bài
2. Thân Bài
a) Giải thích
– Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật.
b) Những biểu hiện của tính trung thực
-Trong cuộc sống: thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật; không tham lam lấy của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, làm hại đến người tiêu dùng,…
– Trong học hành, thi cử: không quay cóp, chép bài của bạn; không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả
Vì sao chúng ta cần có tính trung thực?
Đó là một phẩm chất tốt đẹp, khiến mọi người yêu mến, tôn trọng.
Học thật, thi thật giúp ta có kiến thức thật, không ảo tưởng về bản thân; từ đó có nển tảng tốt để thành công trong cuộc sống.
Trung thực trong kinh doanh, dịch vụ sẽ tạo dựng được uy tín và có được niềm tin của khách hàng, mang lại hiệu quả cao.
Trung thực sẽ làm nên một xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.
Dám trung thực với cái sai, cái yếu kém của mình sẽ tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn.
* Nếu chúng ta đều gian lận…
Mọi giá trị trong xã hội sẽ bị đảo lộn, gây mất niềm tin, hoang mang trong xã hội.
Làm giả, làm láo khiến chất lượng cuộc sống con người giảm sút, gây ảnh hưởng nặng nể. Ví dụ: thực phẩm bẩn gây ung thư, báo cáo sai làm thất thoát tiền bạc của nhà nước,…
Không trung thực sẽ không có niềm tin và sự tôn trọng của mọi người.
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội
Bàn luận
Cần nêu cao ý nghĩa của tính trung thực, phê phán những hành vi gian lận giả dối.
Pháp luật cần có biện pháp xử lí nghiêm các trường hợp gian lận, nhất là những trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng với nền kinh tế hay bộ mặt, danh dự của đất nước.
Biểu dương những tấm gương trung thực và chống tiêu cực.
Kết Bài
– Liên hê bản thân.