Trang chủ » Dàn ý phân tích đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý phân tích đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mở Bài

Giới thiệu tác giả:Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ, trong đó, tiêu biểu nhất là "Truyện Kiều".

Giới thiệu tác phẩm:"Truyện Kiều"(tên gọi khác là “Đoạn trường tân thanh" – tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) là một truyện thơ Nôm gồm 3254 câu lục bát, được sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết "Kim Vân Kiểu truyện"của Thanh TâmTài Nhân – Trung Quốc. "Truyện Kiều"gồm ba phẩn {Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ),kể về cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều, qua đó, bộc lộ cái nhìn thương cảm của nhà thơ trước những kiếp người bạc mệnh. Bởi có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, đồng thời là đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc, "Truyện Kiều" xứng đáng là kiệt tác sốmột của nền văn học Việt Nam.

Giới thiệu đoạn trích:Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"thuộc phẩn đầu – Gặp gỡ và đính ước, là bức chân dung của Thúy Vân, Thúy Kiều; qua đó, cho ta thấy tài năng xây dựng và khắc họa nhân vật của Nguyễn Du.

Thân Bài

Đoạn trích có thể chia làm 4 phẩn:

+Phần 1 (4 câu đầu): Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều.

+Phẩn 2 (4 câu tiếp): Chân dungThúyVân.

+Phắn 3(12 câu tiếp): Chân dung Thúy Kiều.

+Phần 4 (còn lại): Bình luận chung về hai nhân vật.

Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều (4 câu đầu)

Nguyễn Du đã giới thiệu chị em Thúy Kiều là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ Vương, Kiều là chị, Vân là em.

Tác giả sử dụng hình ảnh ước lệ cổ điển để miêu tả vẻ đẹp của hai cô gái:

+"Hai ả tố nga":hai người con gái rất đẹp.

+"Mai cốt cách":có cốt cách thanh thoát, tao nhã như mai.

+"Tuyết tinh thán":có phong thái tinh thẩn thanh sạch, trắng trong.

Qua đó, người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của hai cô.

Nhưng mỗi người đều có vẻ đẹp riêng và đều đẹp vẹn toàn: "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".Lời giới thiệu rất ngắn gọn nhưng đã mang đến cho người đọc nhiều thông tin phong phú và còn mang đến những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai cô gái.

=> Có thể nói, dù mới giới thiệu khái quát nhưng cảm hứng ngợi ca tài năng và nhan sắc con người đã tràn trề trong câu chữ của Nguyễn Du.

Chân dung Thúy Vân (4 câu tiếp)

Thúy Vân được miêu tả trước hết là phong thái "trang trọng khác vời" -vẻ ung dung, cao sang, quý phái hiếm gặp ở người khác.

Tác giả dùng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của tự nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của nàng

+"Khuôn trăng đầy đặn":gương mặt sáng như trăng rằm.

+"Nétngài nở nang":nét lông mày cong đẹp.

+"Hoa cười":cười tươi như hoa.

+"Ngọc thốt":giọng nói trong như ngọc.

+Mái tóc óng ả hơn mây.

+Làn da trắng mịn màng hơn tuyết.

* Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài tình, làm toát lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thùy mị, đoan trang, phúc hậu vẹn toàn của Thúy Vân, một vẻ đẹp phù hợp với chuẩn mực của xã hội phong kiến, thậm chí khiến thiên nhiên phải "thua", "nhường".Hai động từ này cho thấy thiên nhiên ưu ái, bao bọc, nâng đỡ cho Thúy Vân biết bao, ngẩm báo trước một tương lai êm đềm, bình lặng, không sóng gió.

Chân dungThúy Kiều (12 câu tiếp)

Kiều là nhân vật chính nhưng Nguyễn Du không miêu tả nàng trước mà tả Vân trước để làm đòn bẩy, tô đậm thêm nét đẹp của nàng.

-Trước tiên là sự so sánh trực tiếp: nàng"sắcsảo"về tính cách, "mặnmà"vềtâm hồn hơn Vân và tài sắc cũng đểu hơn cả. Vân đã đẹp hoàn mĩ, Kiều lại càng đẹp hơn – xứng đáng là bậc giai nhân tuyệt thế.

Chân dung Thúy Kiều: Nguyễn Du tập trung miêu tả kĩ gương mặt của nàng bằng hình ảnh ước lệ, ẩn dụ"làn thu thủy"(mắt trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu), "nét xuân sơn"(lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân), gợi ấn tượng về thế giới tâm hồn phong phú, sâu sắc, sắc sảo, linh hoạt, đa sầu đa cảm của nhân vật.

=>Vẻ đẹp của nàng khiến tạo hóa phải"hoa ghen", "liễu hờn".Đây là những từ ngữ thể hiện tâm lí oán trách, sự ghen ghét đố kị của tạo hóa, báo trước một tương lai đầy sóng gió đang chờ đợi người con gái tài sắc này.

Kiều còn là cô gái tài hoa, trí tuệ vào bậc nhất nhì trong thiên hạ: "Sác đành đòi một, tài đành họa hai".Nàng vừa thông minh, sắc sảo vừa có tài đủ cả “câm, kì, thi, họa",trong đó tài đàn được tác giả viết rất kĩ, bằng cả bốn câu thơ.

Nàng chơi đàn hay, tự mình sáng tác khúc nhạc khiến người nghe xúc động: “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

=>Ngòi bút của Nguyễn Du đả rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Ở nàng hội tụ cả ba yếu tố: tài – sắc – tình nhưng cuộc đời chứa đầy những dự cảm không an vui, tiêu biểu cho sốphận của người phụ nữ "hồng nhan bạc phận". Vì vậy trong "Truyện Kiều”Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên "Trờixanh quen thói má hồngđánh ghen". Và sau này Tố Hữu cũng xót xa cho cuộc đời nàng mà viết:

"Chạnh thương cô Kiều nhưđời dân tộc Sác tài sao mà lắm truân chuyên"

Lời bình luận chung về hai nhân vật (4 câu cuối)về gia cảnh, họ sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, nềnếp.

Cuộc sống của hai chị em êm đềm, bình lặng, chưa từng va vấp, chưa từng phải đối mặt với những sóng gió của cuộc đời. Họ được che chở, yêu thương.

Cả hai đểu đến tuổi búi tóc, cài trâm nhưng họ chưa từng biết đến chuyện nam nữ. Họ vẫn là những thiếu nữcó tâm hổn trong sáng, sống đúng với khuôn phép, đức hạnh của lễ giáo phong kiến: "Tường đông ong bướm đi về mặc ai".

 Đặc sắc nghệ thuật…

– Đoạn trích khắc họa một cách sinh động chân dungThúy Vân,Thúy Kiều. Qua đó, Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng miêu tả nhân vật độc đáo.

+ Cách miêu tả nhân vật chủ yếu bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy

+ Biến các chi tiết ngoại hình thành phương tiện để phản ánh tính cách, dự báo số phận của nhân vật.

=> Thể hiện một cái nhìn đặc biệt trân trọng dành cho người phụ nữ. Điều đó đã làm nên giá trị nhân đạo cao cả của "Truyện Kiều".

Kết Bài

– Khẳng định lại vẻ đẹp vẹn toàn của Vân và Kiều, ngòi bút nhân đạo, nhân văn giàu sức sáng tạo của Nguyễn Du.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top