Trang chủ » Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Câu 1:
 
   Gồm 2 phần:
 
– Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời: Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày
 
– Còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.
 
Câu 2:
 
    Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:
 
– Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.
 
+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.
 
+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.
 
+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai.
 
– Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử.
 
=>Cách cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, vừa sâu xa, lớn lao mà vẫn gần gũi với cuộc sống của con người. 
 
Câu 3:
 
Tư tưởng đất nước của nhân dân.
 
● Không gian địa lý
 
– Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú, là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,…
 
– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc, qua đó Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước
 
=> Chính những con người này đã làm ra một đất nước nhân hậu, thủy chung, anh hùng bất khuất và giàu truyền thống hiếu học.
 
● Thời gian lịch sử
 
Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:
 
– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.
 
– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
 
– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
 
● Bản chất của nhân dân
 
– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.
 
– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc .
 
=> Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tình cách và tâm hồn mình: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
 
* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định đất nước đó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.
 
Câu 4:
 
Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:
 
– Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:
 
+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,… ; có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.
 
– Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, trừ trường hợp dân ca Bình- Trị – Thiên được lấy lại gần nguyên vẹn.
 
– Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top