Bài 120 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1: Tính
a. (+5).(+11)
b. (-6).9
c. 23.(-7)
d. (-250).(-8)
e. (+4).(-3)
Lời giải:
a. (+5).(+11) = 55
b. (-6).9 = -54
c. 23.(-7) = -161
d. (-250).(-8) = 2000
e. (+4).(-3)= -12
Bài 121 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1: Tính 22.(-6). Từ đó suy ra các kết quả:
(+22).(+6); (+6).(-22); (-22).(-6); (+22).(-6)
Lời giải:
Ta có: 22.(-6) = -132
Suy ra: (+22).(+6) = 132
(+6).(-22) = -132
(-22).(-6) = 132
(+22).(-6) = -132
Bài 122 trang 86 SBT Toán 6 Tập 1: Trong trò chơi bắn bi vào các vòng tròn trên mặt đất (hình bên), bạn Long đã bắn được: 2 viên điểm 5, 2 viên điểm 0 và 2 viên điểm -1. Bạn Minh đã bắn được : 1 viên điểm 10, 2 viên điểm 5, 1 viên điểm -1 và 2 viên điểm -10. Hỏi bạn nào được nhiều điểm hơn?
Lời giải:
Số điểm của bạn Long:
2.5 + 2.0 + 2.(-1) =10 + 0 – 2 = 8
Số điểm của bạn Minh:
10.1 + 2.5 + 1.(-1) + 2.(-10) = 10 + 10 -1 – 20 = -1
Vậy bạn Long cao điểm hơn bạn Minh
Bài 123 trang 86 SBT Toán 6 Tập 1: So sánh:
a. (-9).(-8) với 0
b. (-12).4 với (-2).(-3)
c. (+20).(+8) với (-19).(-9)
Lời giải:
a. Ta có (-9).(-8) > 0
b. Ta có(-12).4 < 0 và (-2).(-3) > 0 nên suy ra (-12).4 < (-2).(-3)
c. Ta có: (+20).(+8) = 160 và (-19).(-9) = 171
Suy ra: (+20).(+8) < (-19).(-9)
Bài 124 trang 86 SBT Toán 6 Tập 1: Giá trị của biểu thức (x -4).(x + 5) khi x = -3 là số nào trong bốn số A, B, C, D dưới đấy.
a. 14
b. 8
c. (-8)
d. (-14)
Lời giải:
Với x = -3 thì (x -4).(x + 5) = (-3 -4 ).(-3 + 5) = (-7).2 = -14
Vậy chọn (d)
Bài 125 trang 86 SBT Toán 6 Tập 1: Điền số thích hợp vào các ô trống trong hình sau:
Lời giải:
Bài 126 trang 86 SBT Toán 6 Tập 1: Những số nào trong các số -4,-3,-2,-1,0,1,2,3,4 là giá trị của số nguyên x thoả mãn đẳng thức: x.(4 + x) = -3
Lời giải:
Ta có: -3 = 3.(-1) = 1.(-3)
Như vậy các số thoả mãn đẳng thức trên chỉ có thể là -3 hoặc -1
Với x = -3 ta có: 4 + x = 4 + (-3) =1 => (-3).1 = -3 (thoả mãn)
Với x = -1 ta có: 4 + x = 4 + (-1) = 3 => (-1).3 = -3 (thoả mãn)
Vậy x = -3 hoặc x = -1
Bài 127 trang 86 SBT Toán 6 Tập 1: Dự đoán giá trị của số nguyên y trong các đẳng thức sau rồi kiểm tra lại xem có đúng không:
a. (15 – 22) .y = 49
b. (3 + 6 -10) .y = 200
Lời giải:
a. Ta có: (15 -22).x = 49
⇒ (-7).y = 49. Dự đoán: y = -7
Thử lại (-7).(-7) = 49. Vậy y = -7
b. Ta có: (3 + 6 – 10).y = 200
⇒ (-1).y = 200. Dự đoán: y = -200
Thử lại (-1).(-200) = 200. Vậy y = -200
Bài 128 trang 87 SBT Toán 6 Tập 1: Tính : a. (-16).12
b. 22.(-5)
c. (-2500).(-100)
d. (-11)2
Lời giải:
a. (-16).12 = -192
b. 22.(-5) = -110
c. (-2500).(-100) = 250000
d. (-11)2= (-11).(-11) = 121
Bài 129 trang 87 SBT Toán 6 Tập 1: Điền vào ô trống trong bảng:
Lời giải:
Bài 130 trang 87 SBT Toán 6 Tập 1: Biết rằng 42= 16. Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 16?
Lời giải:
Còn số -4 vì (-4)2= (-4).(-4) =16
Bài 131 trang 87 SBT Toán 6 Tập 1: Cho y ∈ Z, so sánh 100.y với 0
(chú ý: xét mọi trường hợp xảy ra)
Lời giải:
Nếu y > 0 thì 100,y > 0
Nếu y = 0 thì 100.y = 0
Nếu y < 0 thì 100.y < 0
Bài 132 trang 87 SBT Toán 6 Tập 1: Biểu diễn các số 25; 36; 49 dưới dạng tích của hai số nguyên bằng nhau. Mỗi số có bao nhiêu cách biểu diễn?
Lời giải:
25 = 5.5 = (-5).(-5)
36 = 6.6 =(-6).(-6)
49 = 7.7 = (-7).(-7)
Bài 133 trang 87 SBT Toán 6 Tập 1: Một người đi dọc theo một con đường (hình dưới) với vận tốc v km/h. Nếu ta quy ước chiều từ trái sang phải là chiều dương thì vận tốc và quãng đường đi từ trái sang phải được biểu thị bằng số dương còn vận tốc và quãng đường đi từ phải sang trái được biểu thị bằng số âm (xem bài tập 43 SGK Toán 6 tập một). Hiện tại người đó đang ở tại địa điểm O. Ta cũng quy ước rằng thời điểm hiện tại được biểu thị bằng số 0, thời điểm trước đó được biểu thị bằng số âm và thời điểm sau đó được biểu thị bằng số dương. Chẳng hạn nếu t = 02 thì có nghĩa là 2 giờ trước đó (hay còn 2 giờ nữa người đó mới đến địa điểm O). Hãy xác định vị trí người đó so với địa điểm O với từng điều kiện.
a. V = 4; t = 2
b. V = 4, t = -2
c. V = -4, t = 2
d. V = -4; t = -2
Lời giải:
Ta có: s = v.t
a. V = 4, t = 2 ⇒s = 4.2 = 8. Nghĩa là người đó ở điểm M (sau 2 giờ người đó ở cách điểm O 8km về phía bên phải).
b. V = 4, t = – 2 ⇒ s = 4.(-2) =- 8. Nghĩa là người đó ở điểm N (trước đó 2 giờ người đó ở cách điểm O 8km về phía bên trái).
c. V = -4, t = 2 ⇒ s = (-4).2 = -8. Nghĩa là người đó ở điểm N (sau 2 giờ người đó ở cách điểm O 8km về phía bên trái).
d. V = -4, t = -2 ⇒ s = (-4).(-2) = 8. Nghĩa là người đó ở điểm M (sau 2 giờ người đó mói đến điểm O)