Bài 1 (trang 155 SGK Hóa 12): Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau:
Cr → Cr2O3 → Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3
Lời giải:
(1) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
(2) Cr2O3 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + H2O
(3) Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4
(4) 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O
Bài 2 (trang 155 SGK Hóa 12): Cấu hình electron của ion Cr3+ là phương án nào?
A.[Ar] 3d5
B.[Ar] 3d4
C.[Ar] 3d3
D.[Ar] 3d2
Lời giải:
Đáp án C.
Bài 3 (trang 155 SGK Hóa 12): Các số oxi hóa đặc trưng của crom là phương án nào?
A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 4 (trang 155 SGK Hóa 12): Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom
a) Đóng vai trò cation.
b) Có trong thành phần của anion.
Lời giải:
Muối mà crom đóng vai trò của cation: Cr2(SO4)3, CrCl3, CrSO4
Muối mà crom có trong thành phần của anion: K2Cr2O7, Na2CrO4
Bài 5 (trang 155 SGK Hóa 12): Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Lời giải:
2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2
Số mol O2 là n = 48 / 32 = 1,5(mol)
Số mol Na2Cr2O7 n= 2/3 x n = 1(mol)
Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.