Trang chủ » Kể lại một câu chuyện em đã nghe đã đọc về anh hùng dân tộc

Kể lại một câu chuyện em đã nghe đã đọc về anh hùng dân tộc

Bài làm 1:

Trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, ở miền Nam xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, trong đó thiếu nhi góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, Câu chuyên mà tôi kể cho các bạn nghe nói về một anh hùng nhỏ tuổi đã diệt xe tăng của bọn Mĩ – Ngụy.
 
"Lai là một thiếu nhi nhà nghèo. Cha đau ốm, Lai phải thay cha lên đồn làm phu phen tạp dịch cho bọn Mĩ – Ngụy: đầm đất bằng những khúc gỗ lớn, bê những máng vôi vữa. Công việc đối với Lai quá nặng nhọc, nhiều lần Lai còn bị bọn chúng đánh té xỉu. Bấy giờ ở xã có phong trào đồng khởi, Lai xin mấy anh gia nhập đội du kích bảo vệ xóm làng. Hàng ngày, Lai được phân công trèo lên một ngọn cây cao ở đầu xóm để canh gác. Nhờ vậy mà nhiều lần Lai đã kịp thời thông báo tình hình địch chuyển quân, giúp đội du kích lập được chiến công.
 
Một hôm, mới sáng tinh mơ, ngồi trên ngọn cây, Lai nghe rõ tiếng động cơ ầm ầm từ xa vọng lại. Nhìn về phía đó, bụi mù trời. Súng nổ chan chát. Một đoàn xe tăng lội nước của địch như một lũ bọ hung khổng lồ đang vượt qua cánh đồng trống tiến vào xóm. Tu, tu, tu, tu, Lai đưa tù và lên miệng rúc liên hồi. Báo động xong, Lai ôm cây tụt vội xuống đất, nhanh như một con sóc. Nghe tiếng tù và dồn dập, đội du kích đã tập hợp xong và bố trí trận địa chặn các ngả đường. Lai cũng nhận mấy quả thủ pháo, đeo bên sườn, Lai trèo lên cây tiếp tục quan sát. Từ trên ngọn cây, Lai hổi hộp nói vọng xuống:
 
– Báo cáo, địch đi tất cả 12 xe. Chúng dàn hàng ngang, chiếc kềnh càng ở giữa có lẽ là chỉ huy, có một dàn ăng ten nhô lên.
Súng bỗng nổ dữ dội cắt ngang lời Lai nói.
 
Anh đội trưởng hét:
 
– Lai xuống hầm! xuống mau lên!
 
Liền lúc đó một quả đạn cày tung đất lên làm gãy mấy cành lá. Đoàn xe tăng của địch bò vào, vừa đi vừa bắn loạn xạ. Chúng triển khai thành một vòng cung nhằm bao vây chặt xóm nhỏ. Lúc này các đội viên du kích vẫn nén lòng chờ đợi. Lai đã kịp tụt xuống nằm cạnh anh đội trưởng. Lai khẩn khoản nói:
 
– Phần em chiếc xe to đi giữa. Để coi nó chịu nổi mấy trái thủ pháo này không,nghen?
 
Anh đội trưởng nhắc nhở:
 
– Cẩn thận, phải bám sát mục tiêu và chờ lệnh.
 
Đoàn xe tăng đã đến gần. Bỗng anh đội trưởng phát lệnh:
 
– Thủ pháo! Ném!
 
Ầm, ẩm, ầm. Mấy tiếng nổ lớn kể nhau như sấm. Khói dựng lên thành cột. Bị chống trả quyết liệt, đoàn xe địch khựng lại, một chiếc bốc cháy dữ dội. Lai đuổi theo chiếc xe đã nhận phần từ trước. Bọn địch ngồi trong xe bắn ra như vãi đạn, nhưng Lai vẫn bám theo. Từng luồng đạn lướt qua đầu Lai. Phút chốc Lai đã đuổi kịp, Lai quăng ngay một thủ pháo vào gầm xe rồi nằm dán xuống đất. Thủ pháo nổ, khói om, nhưng xe vẫn chạy. Lai nghĩ bụng: "Chiếc này lớn hơn, kiên cố hơn mấy chiếc khác, chắc là chỉ huy". Nghĩ vậy, Lai quyết không để cho nó thoát. Lai chạy theo và bám vào gờ xe. Trên nắp xe có một lỗ thông hơi. Lai nhét thủ pháo vào trong nhưng bọn địch lại hất ra ngoài. Chỉ còn một thủ pháo cuối cùng, lúc đó toàn thân Lai đã mệt lử, rã rời. Làm thế nào đây? Sau một giây suy nghĩ, Lai nhét nốt thủ pháo cuối cùng vào thùng xe rồi lấy thân mình bịt kín lỗ thông hơi không cho bọn địch kịp ném ra ngoài. Một tiếng nổ dữ dội, chiếc xe tăng to kềnh đứng sững lại, bốc cháy. Toàn ban chỉ huy của địch ở trong xe tan xác. Nhưng bạn du kích Lai không còn nữa. Lai đã anh dũng hi sinh như anh hùng Cù Chính Lan năm xưa chống Pháp.
 
Ngày nay, ai có dịp qua xã Tam Khương, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang) sẽ được nghe đồng bào ở đây kể chuyện về Lai người anh hùng nhỏ tuổi diệt xe tăng địch"
 
Câu chuyên tôi kể cho các bạn nghe nhằm ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của một du kích miền Nam những năm chống Mĩ, cứu nước.
 
Bài làm 2: Anh hùng Võ Sĩ GIáp
 
Võ Sĩ Giáp là một trong hàng trăm liệt sĩ phi công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Anh hy sinh ngày 8.11.1972 sau một trận không chiến. Nhưng những chi tiết về trận đánh này và sự dũng cảm của anh giúp tránh tai họa cho hàng trăm con người thì không phải ai cũng tường tận. Tại nơi anh ngã xuống, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nay đã dựng lên một văn bia tưửng nhớ người phi công quả cảm đã quên mình vì nghĩa lớn.
 
Anh Võ Sĩ Giáp sinh năm 1945, là con thứ hai trong một gia đình có tám anh em ở xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ khi còn ở nhà, anh đã là lao động chính. Lên cấp ba, đi học xa nhưng anh vẫn cô gắng giúp đỡ cha mẹ khi có thể. Học hết cấp ba, anh thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm I. Vậy là anh học trò nghèo xứ Nghệ một mình khăn gói lên đường ra thủ đô học đại học. Suốt những năm tháng sinh viên, anh không hề xin tiền gia đình mà tự làm thêm kiến tiền ăn học. Anh còn gửi tiền về nuôi các em ở nhà. Dù vừa học vừa làm, anh vẫn là một sinh viên xuất sắc của trường.
 
Năm 1965, đang học năm thứ ba Đại học Sư phạm I, anh trúng tuyển phi công. Anh từ giã mái trường lên đường nhập ngũ. Sau đó anh được đi đào tạo ở Trung Quốc và về công tác tại Trung đoàn Không quân 921.
 
Vào đầu những năm bảy mươi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ dang ở giai đoạn ác liệt nhất thì mặt trận trên không cũng hết sức căng thẳng và phức tạp. Đế quốc Mĩ liên tục mở các cuộc tấn công bằng không quâri, hải quân ra miền Bắc. Nhiều cuộc đọ sức trên không đã diễn ra quyết liệt. Bộ đội không quân có nhiệm vụ đánh
 
địch trên không để bảo vệ các mục tiêu mặt đất, ngăn chặn các cuộc công kích từ xa, bảo vệ và tạo diều kiện cho lực lượng phòng không làm nhiệm vụ.
 
Ngày 8 / 5 / 1972, được lệnh của Sở chỉ huy Binh chủng, Trung đoàn 921 đã cho Biên đội 2 chiếc MIG – 21 gồm phi công Phạm Phú Thái – Biên đội trưởng, chỉ huy trận đánh, phi công Võ Sĩ Giáp bay số 2 xuất kích làm nhiệm vụ thu hút hỏa lực không quân tiêm kích địch để Trung đoàn Không quân 925đánh chặn, tiêu diệt khi chúng bay vào đánh phá Thủy điện Thác Bà. Quả nhiên, rất nhiều tiêm kích của địch đã hướng tầm quan sát về phía máy bay của anh. Biên đội 925 đã xuất kích đánh chặn và bấn rơi 2 máy bay địch, các chiếc khác chạy tán loạn không kịp thả bom. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Biên đội của anh nhanh chóng thoát li nhưng địch vẫn bám riết phía sau. Máy bay của anh bị trúng tên lửa của địch. Sở chỉ huy và Biên đội trưởng cho phép anh nhảy dù dể bảo vệ tính mạng, nhưng nhìn xuống là khu vực thành phô" Việt Trì, có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư đông đúc, nếu nhảy dù để máy bay rơi sẽ mất an toàn cho mặt đất, anh đã quyết định điều khiển máy bay ra khỏi khu công nghiệp Việt Trì.
 
Anh tiếp tục cố gắng lái chiếc máy bay bị thương về khu vực huyện Vĩnh Tường, khi máy bay hạ thấp độ cao, quan sát thấy phía dưới có trường học, học sinh dạng chơi đùa, anh đã kéo cần lái, cô" gắng đưa máy bay vượt ra khỏi trường họe. Chiếc MIG – 21 như một quả tên lửa khổng lồ vượt qua nóc trường học, lao xuống mảnh ruộng ngay bêh trường. Máy bay bị vỡ tung thành nhiều mảnh, anh bị thương nặng. Nhân dân địa phương dã kịp thời có mặt và cấp cứu cho anh. Khi tĩnh lại lần thứ hai, anh thều thào hỏi: "Các cháu học sinh có việc gì không?" Ngay sau đó, anh dược đưa về Bệnh viện Quân đội 108 chữa, nhưng vì chấn thương quá nặng, ba ngày sau (11/5/1972) anh đã hi sinh.
 
Năm 2006, ba mươi bốn năm sau ngày anh Võ Sĩ Giáp hi sinh, được sự nhất trí của Bộ Văn hóa – Thông tin, úy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Quân chủng Phòng không – Không quân cùng với nhân dân xã Thượng Trứng đã xây dựng công trình Bia tưởng niệm liệt sĩ, phi công Võ Sĩ Giáp tại nơi anh đã hi sinh.
 
Bài làm 3: Anh hùng La Văn Cầu
 
Anh La Văn Cầu, người dân tộc Tày, sinh năm 1932 tại xã Quang Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
 
Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mốì thù sâu sắc với đế quốc phong kiến. Khi còn bé, anh chứng kiến cái chết uất ức của cha, hậu quả của những trận đòn tra tấn đánh đập dã man, kiệt sức rồi qua đời. Cuộc đời lam lũ khổ cực như đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của anh từ thuở thiếu thời.
 
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, với khát khao được cầm súng giết giặc trả thù và giải phóng đểt nước, anh La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc dó là năm 1948, thời kì dầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, thiêu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua mọi khó khăn vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội quý mến.
 
Trong hoàn cảnh phải tự lực cánh sinh, đương đầu với những thử thách chông gai trên chiến trường rừng núi Bắc Bộ, anh tỏ rõ bản lĩnh, phẩm chất của người lính Cụ Hồ, kiên quyết vữợt qua mọi khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Anh tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy.
 
Trong trận phục kích ở Bông Lau năm 1949, anh xung phong vào tổ xung kích đột phá trận đánh. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, anh dũng cảm xông lên, phát hiện một tên Pháp ngồi trẽn xe tăng và hạ gục hắn bằng một phát đạn, rồi lao lên cướp súng. Ngoảnh lại sau, thấy ba tên Pháp chạy tới, anh liền dùng khẩu súng vừa cưứp được bắn chết cả ba tên. Quyết không để cho bọn giặc chạy thoát, anh nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng và diệt thêm sáu tên nữa.
 
Trong Chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân ta đánh dồn Đông Khê lần thứ nhất, anh bị đau chân vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn, đơn vị bạn bị thương vong nhiều. Anh động viên anh em trong tiểu đội (hầu hết là tân binh), băng bó và cõng hết thương binh về nơi an. toàn. Trên đường rút về căn cứ, địch nhảy dù phản kích, mặc dù chân đau và đuôi sức, anh vẫn vác khẩu 12 ly '7 thu được của dịch về tới đơn vị.
 
Trận công dồn Đông Khê lần thứ hai (1950) anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Phá được hai hàng rào thì hai đồng chí xung kích bị thương. Địch tập trung hỏa lực dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất của ta một số bộc phá ống. Anh nghĩ ngay phải dành bộc phá đánh lô cốt, nên động viên anh em trong tổ gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối
 
cùng. Song tình huo'ng diễn ra phức tạp hơn. Khi tiến hành đánh lô cốt thì anh em đã bị thương tất cả, chỉ còn lại một mình anh Cầu. Không ngần ngại, anh ôm bộc phá xông tới lô cốt đầu cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ "đột phá khẩu" của tổ. Nhưng khi vượt rào đến được giao thông hào thứ ba thì anh bị thương, ngất đi. Tỉnh dậy, thấy cánh tay phải của mình bị bắn gãy nát, nghĩ đến trọng trách chưa hoàn thành, anh quay trở lại khẩn thiết yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng víu, rồi tiếp tục ôm bộc phá xông lên đánh tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đờn vị xung phong diệt gọn đồn địch, kết thúc trận Đông Khê.
 
Tấm gương rực sáng của anh La Văn cầu đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn đại đoàn và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn.
 
Anh La Văn cầu được tặng thưởng huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội Liên hoan Anh hùng — Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1952), anh được Chính phủ và Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
 
Ngày 15 tháng 5 năm 1952, anh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 
Đại tá La Văn cầu đã nghỉ hưu, trở về với đời thường, nhưng phẩm chất của người anh hùng mãi mãi Tà tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top