Bài làm 1:
Chủ nhật tuân trước, em đã làm được một việc tốt khiến bố mẹ em rất vui. Tuy đó chỉ là việc làm nhỏ nhưng việc đó đã mang lại cho em niềm vui rất nhiều. Em sẽ kề lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
Hôm đó là một buổi chiều mùa hè rất nóng nực, mẹ đã cho em tiền để ra phố ăn kem. Em rất vui và cầm tiền mẹ cho đi bộ ra đầu phố, trong đầu em còn mải miết suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ ăn kem hương vị gì: vị dâu, vị mít thơm lừng hay vị cam mát lạnh… Nhưng rồi khi đi qua đoạn đường gân công viên cạnh nhà, em nhìn thấy một ông lão ăn xin đang ngồi bên vệ đường. Châm chậm tiến lại, em thây nhìn ông lão ấy thật khắc khổ, Chân tay ông cáu bẩn, quần áo cũng không lành lặn. Xung quanh chỗ ông ngồi là những bọc ni-lon lớn nhỏ, những chai nhựa vứt chỏng chơ… Em nghĩ chắc là ông sống luôn trên đường phố như vậy và những thứ xung quanh chính là hành lí của ông. Khi em tới gần, ông lão đã chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em dường như muốn cầu xin sự giúp đỡ từ em và những người qua đường.
Em bước đi, tay nắm chặt tờ tiền mẹ cho và trong đâu vẫn nghĩ tới những que kem ngọt ngào, mát lạnh. Nhưng khi nhìn ông lão, em lại nghĩ tới ông nội ở nhà. ông lão có khi còn nhiều tuổi hơn cả ông nội em. Mà ông em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của cả nhà, còn ông lão ở đây chỉ có một mình..,
Trong lòng em trào lên một sự xót thương vô hạn. Em đã có quyết định, em khồng ăn kem nữa mà dùng số tiền mẹ cho để giúp đỡ ông lão. Em đặt tờ tiền vào trong tay ông và nói: "ông ơi, cháu biếu ông số tiền này để ông ăn quà ạ", ông lão nhận tờ tiền trong tay em và cất giọng run run nói: "ông cảm ơn con, con thật tốt bụng, Trời Phật phù hộ cho con nhiều may mắn". Em mỉm cười rồi tạm biệt ông.
Em cất bước quay trở về nhà, trong lòng vui phơi phới. Tuy việc em làm cỏ lẽ cũng không giúp được gì nhiều cho ông lão nhưng em tin, nhiều người tốt trên đường cũng sẽ giúp đỡ ông đề ông có một cuộc sống dễ chịu hơn.
Em kể chuyện với mẹ về quyết định của mình, mẹ cười khen em ngoan và mẹ hứa lần sau sẽ đãi em một bữa kem thật ra trò. Tất nhiên là em rất háo hức đến ngày hôm đó.
Bài làm 2:
Có lẽ từ bé đến giờ em chẳng mấy khi làm được một việc tốt. Vì thế, sự việc này khiến em nhớ mãi.
Em vốn là một đứa trẻ lười biếng và nhát gan. Tôi hôm ấy, ở nhà chỉ có hai mẹ con. Bên ngoài, trời mưa lất phất. Ngoài tiếng nước rơi tí tách, tất cả xung quanh nhà đều vắng lặng. Em hình dung cảnh tối tăm nơi ngõ hẻm mà thấy sợ.
Bố em đưa chị em lên thăm bà nội giờ này vẫn chưa thấy về. Mẹ em lên cơn sốt từ chiều, đang nằm đắp chăn trong buồng. Em muốn vào ngồi cạnh mẹ, nhưng mẹ bảo em phải ra ngoài học bài, nhân thể chờ mở cửa cho bố. Nhà sao mà vắng thế! Em ngồi học, lòng cứ thấp thỏm nên mãi vẫn chưa thuộc bài, cứ đọc câu này lẫn sang câu khác.
Chợt có tiếng mẹ từ buồng vọng ra:
– Lê ơi. Vào đây mẹ bảo!
Tiếng mẹ em rất yếu. Em vội vàng chạy vào:
– Con đây, có việc gì thế mẹ?
Mẹ hé mắt, mệt nhọc nói:
– Mẹ sốt nhiều, mệt lắm. Con đi mời cô Lan cho mẹ, khi đi nhớ khóa cổng lại.
Cô Lan là bác sĩ, nhà cách đây đến cả cây số, qua đến mấy cái hẻm vắng. Đến nhà cô Lan giờ này ư? Và mưa xem chừng lớn hơn lúc nãy, trời cũng có vẻ tối hơn.
Em nhìn mẹ, thấy mẹ có vẻ mệt lắm. Đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Quên hết mọi sợ hãi, em nói:
– Mẹ chờ một lát nghe mẹ. Con chạy nhanh lắm, sẽ cùng cô Lan về ngay thôi.
Em lấy áo mưa, mặc rất nhanh rồi mở cửa bước đi sau khi đã thò tay khóa ỏ' bên trong.
Hóa ra con đường không đến nỗi tối và đáng sợ lắm. Nỗi lo sợ của em lúc này là mẹ đang sốt cao và đang mong em về. Em vừa đi vừachạy. Chẳng mấy chốc em đã đến trước nhà cô Lan. Sau khi nghe em nói, cô Lan lấy ngay xe máy, chỏ' em cùng đến nhà.
Em về đến cửa thì bố và chị em cũng vừa về. Cô Lan vội vã vào khám cho mẹ rồi chích thuốc và cho mẹ uống thêm mấy viên thuốc. Mẹ đỡ nóng rồi ngủ yên.
Trước khi ra về, cô Lan nói với em:
– Cháu giỏi thật đấy, đêm hôm vắng vẻ mà một mình đi bộ tới nhà cô.
Tôi đó, chị em cũng nói:
– Chị không ngờ em can đảm thế đấy. Từ nay, không ai còn dám nói em là nhát như thỏ đế nữa.
Bài làm 3:
Trời nắng như đổ lửa. Đường phố nườm nượp người qua lại. Tiếng máy xe ô tô, xe máy nổ giòn giã. Tiếng còi inh ỏi xin đường.
Em đi học về nắng mệt. Nhưng kìa bên lề đường có bà lão tay chống gậy, vai khoác cái túi vải nâu. Bà cụ hai ba lần bước xuống đường rồi lại bước trở lại, sợ xe cộ qua lại đụng phải.
Đứng ở lề đường bên này trông sang, em ái ngại, nhưng đang đói và mệt. Em cúi xuống nhìn vỉa hè rồi bước đi… vài bước chân… nhưng rồi phải nhìn lại… bà cụ cứ phân vân nhìn xuống đường. Em nghĩ bụng “chắc lần này bà cụ phải xuống đường đi”. Nhưng không, bà cụ thấy cái xe tải to ở xa chạy đến và lần này thì bà cụ phải trở lại vỉa hè vì sợ!
Không thể quay đi được nữa. Em đã được nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, nên em phải dứt khoát quay trở lại, sang bên đường nơi bà cụ đang dứng. Đến nơi, em nói với bà:
– Bà ơi, cháu dắt bà qua đường nhé!
Bà cụ ngẩng lên nhìn em, đôi mắt cảm động. Bà lấy tay áo chấm những giọt mồ hôi trên trán em rồi nói:
– Phúc đức quá, bà phải qua bên kia đường, nhưng sợ xe cộ đì qua.
Thế là em đã dắt bà cụ qua đường. Khi chia tay bà cụ còn cám ơn rối rít và cứ hỏi: “Cháu là con nhà ai mà tốt thế”. Em chỉ nói vài lời và xin phép bà về trước. Trước khi đi, em không quên chỉ đường cho bà đến nơi con trai làm việc cách đó không xa…
Bữa cơm hôm ấy ngon lạ lùng. Một phần vì đói, nhưng cơm còn ngon hơn vì em cảm thấy mình đã làm được một việc tốt.