Trang chủ » Nghị luận xã hội về những người không chịu thua số phận lớp 9 hay nhất

Nghị luận xã hội về những người không chịu thua số phận lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người sống trong hạnh phúc, sung sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra, họ sớm bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể là do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc rủi ro… Nói chung, sự khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ một nỗi đau buồn triền miên, sự xa lánh mọi người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác hị tuy không bằng người nhưng tâm hồn của họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Họ tự khẳng định mình là những con người "tàn mà không phế". Nghị lực sống và ý nghĩa cuộc đời của họ luôn là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta.
      Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên bằng nghị lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một lần bị ốm, nỗi đau thể sác không ghê gớm bằng nỗi khổ về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác mặc cảm buôn luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ. Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh của mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã bỏ học và suốt ngày chỉ ru rú trong nhà, quyết không chịu ra ngoài. Một hôm, cô giáo trường  làng đến tận nhà gặp gỡ , trò chuyện và khuyên bảo. Cô cho rằng con người ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn , đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô động viên cậu bé Kí rất nhiều . Cô không đồng ý với lối sống chỉ cho riêng mình của Kí bấy nay. Theo cô , làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của người thân nhân lên gấp bôi phần. Hơn ai hết thầy thấm thía sâu sắc ý nghĩa cuộc sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh,lòng quyết tâm vươn lên để sống cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân là cả một sự vất vả, ở đố có sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trower thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của trường đại học Tổng Hợp và sau này ra đời đã là người thầy giáo mẫu mực cho bao thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đứng lên sau một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chũng ta thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.
 Ngoài ra , anh Bạch Đình Vinh cũng là một con người mà chúng ta hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường Đại học : giao thông vận tải, thương mại và Khoa công nghệ thông tin- Đại học Bách Khoa Hà Nội. Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi. Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc se máy đâm sầm vào đằng sau, hất tung a xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày. Khi tỉnh dậy, sức khỏe giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội tạng, khuôn mặt biến dạng mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng như chấm hết với người thanh niên này! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự đông viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh từng bước trở lại với cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó những con người muồn tự mình làm ra chính số phận chính mình  này đã phải trả giá  bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa. Ngày tháng trôi đi, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về với anh sau bao đêm gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc biệt sự, hòa nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, kỹ sư giao thông, kỹ sư Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tật nguyền Bạch Đình Vinh đã thành công. Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng của mình cũng có nghĩa là chúng ta hoàn thiện chính bản thân mình.
       Hiện nay, hạnh phúc tình yêu cũng theo nghị lực và niềm tin cuộc sống đến cùng với anh. Một người con gái bé nhỏ, chân thành của sứ Huế đã đem lòng yêu mến và cảm phục anh. Cô đã tự nguyện xa gia đình, xa nơi chôn nhau cắt rốn để gắn bó với anh trọn đời!
       Mọi người chúng ta vẫn không quên chị Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi xe lăn, bán bánh mì ở Lò Đúc và Trần Xuân Soạn. Người con gái nông thôn gầy gò, bé nhỏ đã tự mình ra thành phố  để kiếm sống vì không muốn nhở vả và sống dựa vào bất cứ ai, kể cả người thân của mình. Ở nơi đất khách quê người, không thân thích mà cô tự nuôi được mình, tự lo được cuộc sống riêng tư quả là không dễ gì. Một ngày nào đó cô đã đến với thể thao như một cơ duyên hay như một sự tất yếu của những con người không chịu đầu hàng số phận. Và lại một điều kỳ diệu nữa đã sảy ra, mà chỉ có ở những người tràn đầy nghị lực như cô. Cô và những người bạn của mình đã đem về cho đất nước những tấm Huy chương vàng của Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á. Vinh quang mà họ giành được đã tôn vinh sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam ta trên trường quốc tế.
       Mới đây nhất, chúng ta còn xúc động về gương mặt thương binh Nguyễn Xuân Năng với hai cáng tay cụt sát đến khuỷu đi thi đấu giải bóng bàn thể thao khu vực. Với thành tích đáng khâm phục: năm 1997 lần đầu tiên nhà nước tổ chức Đại hội thể thao cho người khuyết tật, ông dành huy chương đồng; sau đó, giải khuyết khích ở hội thi toàn quốc đã được thủ tướng Chính phủ và Bộ lao động Thương binh và Xã Hội tặng bằng khen; hai kỳ thi toàn quốc tiếp theo ông giành tiếp hai huy chương vàng cá nhân; ở Paragame 2, ông được ving dự trong đội tuyển đi thi đấu và đem về tấm huy chương bạc; mới nhất; ở Paragame 3 tổ chức ở Philippin ông tiếp tục dành thành công lớn hơn: huy chương vàng đồng đội, huy chương bạc cá nhân, huy chương bạc đồng đội,… Vinh quang của ngày hôm nay là kết quả của hơn 10 năm kể từ ngày biết cầm vợt. Từ trẻ ông rất ham mê thể thao, thế mà định mệnh đã cướp đi vĩnh viễn đôi cánh tay khi ông đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, ông đã nói: "Tưởng như mọi chuyện ấp ủ từ bé tan thành mây khói. Nhưng ngược lại, sức mạnh tinh thần và ý chí giúp tôi vượt qua tất cả". Sự khát khao chinh phục trở nên mạnh mẽ trong một con người đã từng mặc áo lính và điều này giúp ông chiến thắng bản thân mình. Tập luyên với một con người có đôi cẳng tay chưa đầy 3cm là sự gian khổ phải trả bằng cả mồ hôi và máu theo đúng nghĩa đen của nó. Ông kể: " Mỗi lần ham bóng, đập trượt là y như rằng tôi lao vập xuống cạnh bàn, đau đớn lắm, không dập môi thì cũng trầy xước cả hai cẳng tay. Nhưng lại tự nhủ, khi ở chiến trường, vết thương bị nhiễm trùng uốn ván cưa đi cưa lại ba lần như xẻ gỗ, tưởng vùi thây nơi biên thùy, thế mà còn vượt qua được. Không lẽ bây giờ đầu hàng số phận?" Những gian khổ mất mát vừa qua đã tôi luyện cho người thương binh này sự chịu đựng kiên cường và bản lĩnh phi thường. Quyết tâm đánh đổi bằng mồ hôi và những bầm rập rỉ máu, mang về cho vận động viên duy nhất trên thế giới cụt cả hai cánh tay một chuỗi những chiến công liên tục ở môn bóng bàn trong các đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc cũng như cả đấu trường khu vực ASEAN vừa qua. Niềm vui chiến thắng của người lính chinh phục ước mơ đã mở cho chúng ta niềm tin vào sức mạnh của ý chí, của nghị lực con người không đầu hàng số phận đã lập nên. Trên truyền hình, trên báo chí hình ảnh của anh là biểu tượng cho nghị lực sống, của khao khát vươn tới chiến thắng, của vinh quang bất diệt của dân tộc Việt Nam ta!
        Vượt qua khỏi số phận không phải chỉ có ở người khuyết tật mà có cả ở những người bình thường nhưng hoàn cảnh sống có quá nhiều éo le, trắc trở. Lê Vũ Hoàng là một ví dụ. Anh là người duy nhất trong cuộc thi " Đường lên đỉnh Olympia" và cũng là hình ảnh đáng nêu gương. Anh đã phải học tập và rèn luyên như thế nào để có được những thành tích liên tiếp, để thực hiện tài năng và vốn tri thức của mình. Điều đáng quan tâm là ở cuộc thi chung kết, gia đình chưa có lúc nào ặp khó khăn như lúc này. Mẹ cấp cứu ở bệnh viện, việc học tập của anh ở trường cũng đang ở thời kỳ gấp rút, vậy mà kì thi chung kết lại đến đúng thời gian này… Không lẽ bỏ dở chừng? Có ở trong cuộc mới hiểu được, đâu phải là tâm lý hiếu thắng của riêng mình. Tiếp tục thi để khẳng định mình, đây cũng là dịp hiếm có để kiểm định lại những gì mình đã được học hành và tích lũy trên ghế nhà trường; hơn tất cả còn sự gửi gắm của cả thầy cô, bạn bè quê hương nữa. Tất cả đã làm nên sức mạnh nội vực để anh đủ sức vượt qua mọi trở ngại khó khăn. Cuối cùng, vinh quang và chiến thắng đã mỉm cười trong niềm vui khôn xiết của sứ Huế thân  thương trong sự khâm phục của nhân dân cả nước. Nghị lực của anh đã thôi thúc động viên chúng ta rất nhiều!
       Còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương thư thế nữa nhưng kể sao cho hết! Chính những con người đã từng sống trong khó khăn ấy đã mang lại động lực cho con người và xã hội. Bản thân họ đã nắm chắc số phận của mình. Họ cầm lấy tay lái cuộc đời mình. Một ngày mai tươi sáng đang đón chờ họ với bao công dân khác của xã hội. Hơn thế nữa, điều mà họ có thể có được sau đó còn quý giá hơn nhiều: đó là sự tin yêu của con người, gia đình thay vì lo lắng, buồn phiền thì cũng trở nên  tự tin hơn vào cuộc sống. Xã hội cần biết bao những con người như thế.
        Bởi vậy, nếu là một người may mắn, ta hãy cảm ơn cuộc sống và sống sao cho đúng. Đặc biệt, với những con người bất hạnh, ta hãy mở rộng lòng hơn. Họ cũng đầy đủ quyền như chúng ta, họ đáng được cảm thông và tôn trọng. Xã hội là nơi tu dưỡng mỗi con người. Nói thế cũng có nghĩa ảnh hưởng của xã hội xã tác động tới cá nhân. Tạo dựng một điều kiên tốt nhất để những người như họ phát huy khả năng là điều chia sẻ lớn nhất cho những con người thiếu may mắn.
      Tuy nhiên trước vẻ đẹp của những con người đó. chúng ta không thể không đau xót bởi một số bộ phận thanh niên có lối sống buông thả, hủy hoại cuộc đời và tuổi xuân của mình vào các tệ nạn xã hội. Sống mà không có mục đích, không có lý tưởng và ước mơ như họ, thì đó là sự vật vờ của một cái chết! Họ là một mảng tối tăm cần xóa bỏ ngay. Những kẻ đó là sự tương phản rõ rệt với những tấm gương đẹp đẽ trên kia!
       Những con người chúng ta gặp gỡ trên đây đều được coi là niềm tự hào của đất nước. Họ dựa vào chính sự phấn đấu của cá nhân để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại về cả khách quan lẫn chủ quan nhằm tôn vinh con người, tôn vinh đất nước. Số phận khắt khe không làm  cho họ chùn bước trên con đường của chính mình. Nghị lực sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên không ngừng, tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan tin tưởng của họ đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng số phận. Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ,và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có người công dân tốt. Sống tốt là có trách nhiệm với chính bản thân mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên ngay từ ngày hôm nay.
 
Bài làm 2
 
Ngày xưa, quan niệm về sự an bài của số phận khá phổ biến trong xã hội. Dân gian cho rằng số phận mỗi người đều do “thiên định”. Giàu sang hay nghèo đói, thành công hay thất bại… không phải do cá nhân quyết định. Thuyết “thiên mệnh” ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người, cho nên trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du sau khi kể chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều, cũng đã phải kết luận bằng những câu thơ chua xót và cam chịu:
 
Cho hay muôn sự tại trời!
Trời kia đã bắt làm người có nhân.
Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
 
Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm tiêu cực đó vẫn có những quan niệm tích cực, lành mạnh, phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động như: Đức năng thắng số, Có chí thì nên… Thực tế cho thấy không ít người bằng ý chí và nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận bất hạnh, trở thành gương sáng phấn đấu cho mọi người học tập.
 
Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú.
 
Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân.
 
Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
 
Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục.
 
Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích. Học tập gương sáng của Nguyễn Ngọc Kí, Hoa Xuân Tứ cụt cả hai tay, đã buộc bút vào vai viết chữ.
 
Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt nhưng vẫn quyết tâm trở thành nhà thơ. Anh Trần Văn Thước sau khi bị tai nạn lao động, liệt toàn thân vẫn không ngừng tự học để trở thành nhà văn…
 
Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí, trên truyền hình khiến nhiều người xúc động và khâm phục. Anh Trường Sơn, nạn nhân của chất độc màu da cam có thân hình dị dạng, chỉ cao không đầy một mét vẫn trở thành sinh viên của hai trường cao đẳng và đại học. Bạn Trần Thị Thương, một nạn nhân chất độc màu da cam có chiều cao 50cm, ngày ngày phải nhờ mẹ hoặc bạn bế đi học, vậy mà vẫn học rất giỏi và nung nấu ước mơ trở thành một chuyên gia vi tính. Chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông, phải cưa cụt cả hai chân nhưng không gục ngã trước số phận rủi ro mà vẫn sống rất lạc quan, đem niềm vui đến cho những trẻ em khiếm thị bằng thư viện sách nói do chị sáng lập ra. Chị Trịnh Tiểu Hương từ một đứa trẻ bụi đời không biết cha mẹ là ai, suốt tuổi thơ và tuổi thiếu nữ phải sống lay lắt nơi gầm cầu, hè phố, trôi dạt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển để kiếm sống qua ngày… Thấm thía nỗi khổ của trẻ em mồ côi, giờ đây, với trái tim đầy tình nhân ái, chị đã đem hết tâm nguyện của mình mở một cơ sở nuôi dạy hàng trăm trẻ em lang thang cơ nhỡ. Bằng tình thương và trách nhiệm của một người mẹ, chị lo cho các em được ăn mặc đầy đủ, được học chữ, học nghề. Các em yêu quý và kính trọng gọi chị là “mẹ Hương”. Chị coi đó là phần thưởng, là nguồn hạnh phúc lớn lao của đời mình. Mái ấm tình thương của chị giờ đây đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ.
 
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương như thế. Chúng ta có thể học được những bài học thiết thực và bổ ích về ý chí, nghị lực, về khát vọng vươn lên mãnh liệt để chiến thắng số phận nghiệt ngã, chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, khẳng định giá trị của bản thân trong xã hội. Đồng thời, những gương phấn đấu kiên cường, bền bỉ nhắc nhở chúng ta hãy suy ngẫm, soi chiếu lại mình và tự đặt ra câu hỏi: Mình đã sống ra sao? Đã làm gì có ích cho gia đình, cho mọi người? Những gương sáng ấy chứng minh hùng hồn cho câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Bá Học: Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông.
 
Bài làm 3
 
Mỗi chúng ta khi sinh ra đời chúng ta không thể tự lựa chọn cha mẹ hay số phận cho chính mình được. Tạo hóa cho mỗi con người một số phận khác nhau. Có những người vừa sinh ra đã gặp nhiều may mắn hạnh phúc có ba mẹ yêu thương, sinh ra trong một gia đình giàu có sung túc. Ngược lại có những người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi không cha không mẹ, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh bằng chúng bạn của mình, thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những con người chúng ta đều cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Có những người dù bị  thiệt thòi trong cuộc sống nhưng họ không vì thế mà buông xuôi cuộc đời mình mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống để không thua kém bạn bè. Những con người đó thật sự là tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo, thái độ sống tích cực của họ.
 
Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình quả là một điều thật sự đáng ngưỡng mộ. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã cố gắng học viết chữ bằng chân. Những ngày đầu tập viết những nét chữ viết bằng tay còn khó khăn thì những nét chữ bằng chân vô cùng khó. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn kiên nhẫn tập viết mỗi ngày để rồi thầy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Rồi thầy Nguyễn Ngọc Kí đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người.  Hay như bạn trẻ Nguyễn Sơn Lâm một người cũng bị tật nguyền cả hai chân nhưng lại có những thành tích đáng nể trong học tập và trong cuộc sống của mình. Nguyễn Sơn Lâm là người đã chinh phục được nhiều thành tựu trong cuộc sống.  Rồi còn nhiều tấm gương khác trong cuộc sống. Những con người những số phận khi sinh ra đã thiệt thòi hơn so với những người khác trong cuộc sống.
 
Những con người thiệt thòi, khi họ sinh ra đã không được lành lặn nhưng chính nhờ ý chí, nghị lực sống phi thường của mình mà họ đã vươn lên trở thành những con người thành đạt không hề thua kém những người lành lặn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ khỏe mạnh lành lặn nhưng sự nỗ lực trong cuộc sống lại không. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Trong khi đó nhiều người vừa sinh ra do những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, hoặc do tạo hóa nên khi vừa chào đời họ đã thiệt thòi, nhưng họ vẫn luôn sống có ích, có ước mơ hoài bão của mình.
 
Cái đáng quý nhất của mỗi con người này chính là nghị lực sống kiên cường, phi thường của họ. Dù cuộc sống có nhiều khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ, hoài bão vô cùng lớn lao. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Đó chính là điều đáng quý đáng trân trọng ở những con người này. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công mà người khác phải nể phục sự thành công của họ. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
 
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương vượt lên số phận của mình. Họ gặt hái được nhiều thành công trong học tập trong công việc và cuộc sống. Chính những thành công của họ khiến chúng ta phải nhìn lại bản thân mình, và có cái nhìn tích cực hơn với những con người khuyết tật thiếu may mắn. Chính những con người này đã cho chúng ta những tấm gương sáng về ý nghĩa của cuộc sống và việc lựa chọn cách sống thái độ sống như thế nào sẽ quyết định số phận của chúng ta. Tạo hóa có thể không cho ta những điều mong đợi nhưng nếu chúng ta kiên cường lựa chọn thái độ sống tích cực thì cuộc đời sẽ cho ta những hoa thơm trái ngọt. Còn nếu chúng ta đầu hàng số phận và buông xuôi theo nó việc gì tới sẽ tới chúng ta mãi mãi sẽ chỉ là một phế nhân một gánh nặng của gia đình, người thân của toàn xã hội. Việc chúng ta phải nhận lòng thương hại, nhận những cái nhìn ái ngại từ người khác không thể nào tránh được. Còn gì đau khổ hơn việc vào sống gửi gắm cuộc đời mình cho người khác, không thể tự lập tự chủ cuộc đời mình. Nhưng nhiều người khuyết tật đã làm cho toàn xã hội của chúng ta phải nhìn nhận lại mình. Họ đã làm được những việc phi thường khiến chúng ta phải ngả nón kính phục họ. 
 
Những người này chính là tấm gương để cho mỗi chúng ta soi vào và tự hoàn thiện mình. Trên con đường chúng ta đi tới tương lai, tới sự thành công không bao giờ nhẹ nhàng bằng phẳng mà nó có chứa nhiều trông gai, nên chúng ta cần phải rèn luyện cho mình một tinh thần thép, một nghị lực sống kiên cường để có thể thành công trong cuộc sống.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top