Trang chủ » Những nghịch lý và triết lý sống trong truyện ngắn bến quê lớp 9 hay nhất

Những nghịch lý và triết lý sống trong truyện ngắn bến quê lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Nguyễn Minh Châu được xem là một tác giả có cách viết rất độc đáo, bởi trong mỗi tác phẩm của ông đều gửi gắm một triết lý sống sâu sắc.
 
Tác phẩm “Bến quê” là câu chuyện ám ảnh với người đọc về triết lý sống của con người “Con người ta sống trên đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo hay chùng chình”
 
Triết lý sống này được nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn bến quê rút ra trong những ngày anh ta ốm liệt giường đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời. Nó cũng chính là triết lý sống mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới tất cả người đọc sau những gì ông đã đúc kết được trong cuộc sống.
 
Câu nói này thể hiện sự tinh tế, từng trải của nhà văn Nguyễn Minh Châu với cuộc đời, thể hiện sự thấu hiểu vạn vật nhân sinh xung quanh mình. Thể hiện sự nuối tiếc xót xa hối hận vì những thứ chưa làm được, những điều đã bỏ lỡ.
 
Truyện ngắn “Bến quê” kể lại nhân vật Nhĩ, một con người khi còn trẻ có thú vui đi đây, đi đó, khám phá cuộc sống để rút ra những điều chiêm nghiệm của mình. Trong tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những nghịch lý sống, có thể coi đó là tình huống nghịch cảnh tạo nên triết lý sống sâu sắc nhất cho tác phẩm.
 
Nhân vật Nhĩ là người mà suốt cuộc đời đã từng đi không sót một xó xỉnh nào, nhưng tới cuối đời khi nằm liệt trên giường vì căn bệnh quái ác, thì anh ta mới phát hiện ra mình chưa từng đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng, của làng mình, nơi gần gũi thân thiết nhất. Đây chính là nghịch lý đầu tiên mà tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra cho tác phẩm cho nhân vật của mình.
 
Cả cuộc đời một con người đi khắp nơi, bôn ba hết nơi này đến nơi khác nhưng nơi gắn bó gần gũi nhất lại chưa từng đặt chân tới lần nào. Sự trêu đùa của số phận tạo nên sự ân hận trong lòng nhân vật Nhĩ cho tới tận ngày cuối đời của mình.
 
Nhĩ rất muốn sang bãi bồi bên kia sông để tận mắt ngắm nhìn bãi bồi xinh đẹp xanh tươi đó, nhưng anh bị liệt, ngay cả tới gần cửa sổ đứng bằng hai chân anh còn không làm được huống chi sang bên đó phải đi qua một con đò, qua sông. Không tự mình đi được Nhĩ nhờ con trai của mình, một cậu bé tinh nghịch ham chơi mới hơn chục tuổi đầu sang bên đó ngắm nhìn cảnh vật thật chi tiết rồi về kể lại cho Nhĩ nghe.
 
Cậu bé nghe theo lời ba mình, nhưng trên đường đi có rất nhiều trò chơi hấp dẫn khiến cậu bé ham chơi, sa đà quá mà quên mất lời ba dặn, đến khi giật mình nhớ đến thì đã lỡ chuyến đò sang sông. Cậu bé về nhà kể lại cho ba nghe mọi chuyện diễn ra. Lúc này Nhĩ mới đau đớn kêu lên chua xót ” Con người ta sống trên đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo hay chùng chình”
 
Nghịch lý thứ hai mà nhân vật Nhĩ gặp phải đó chính là người vợ thân yêu của mình. Những ngày còn khỏe mạnh, trai trẻ đi đây đi đó Nhĩ không coi trọng vợ là mấy, anh ta thường xuyên làm khổ vợ.
 
Nhưng những ngày bị ốm nằm liệt giường Nhĩ mới nhận ra tấm lòng người vợ dành cho mình là vô cùng sâu sắc. Một người vợ hiền thục, tần tảo thương chồng thương con. Lo lắng cho người chồng ốm yếu từng miếng ăn giấc ngủ mà không nửa lời kêu than. Nhĩ cảm thấy mình mắc nợ vợ nhiều quá. Nhưng vợ anh không cảm thấy vậy, cô hạnh phúc khi được quan tâm chăm sóc chồng những ngày cuối đời.
 
Những triết lý nhân văn sâu sắc đầy ám ảnh mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc, làm cho người đọc cảm thấy băn khoăn suy nghĩ rất nhiều. Nó như những thử thách của cuộc sống dành cho mỗi con người vậy, ai muốn đi tới đích thì cần phải có đủ dũng cảm, ý chí vượt qua những cám dỗ, mê hoặc ngoài kia.
 
Bài làm 2
 
Nguyễn Minh Châu – nhà văn có ngòi bút luôn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí. Bến quê – một truyện ngắn của nguyễn Minh Châu, như một sự nhận thức, sự thấu hiểu về cái điều mà tác giả gọi là cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hay chùng chình. Đó là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.
 
Loading…
Truyện Bến quê được trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong một cảnh ngộ hết sức đặc biệt, trớ trêu như một nghịch lí. Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”. Ấy thế mà đến cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ như thế hàng năm trời. Vào cái buổi sáng hôm ấy, khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy đối với anh khó khăn như phải đi hết cả một vòng Trái Đất và phải nhờ vào sự giúp đỡ của đám trẻ con hàng xóm. Cũng vào lúc đó Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, ngay trước cửa sổ nhà anh. Nhưng anh cũng biết rằng anh sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy dù nó ở rất gần anh. Cũng trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu, biết ơn sâu sắc đối với người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh. Ngay lúc này, Nhĩ mang sự ân hận và xót xa của một người nhìn vào hiện tại và quá khứ của mình ở cái thời điểm biết mình sắp phải từ giã cõi đời.
 
Đó là một nghịch lí của cuộc sống.
 
Chính vào buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra tất cả những cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua ô cửa sổ căn phòng. Đồng thời cùng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời, ở Nhĩ bừng lên một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Sự nhận thức này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải.
 
Với Nhĩ thì đó là lúc cuối đời, khi phải nằm liệt trên giường bệnh: “Họạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”.
 
Không thể nào làm được cái điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con thay minh sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ. Nhưng ở đây anh lại gặp một nghịch lí nữa: đứa con không hiểu được ước muốn của người cha nên làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn mà nó gặp trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ sự việc ấy, Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, Anh không trách đứa con trai bởi vì “nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu”. Ở cuối truyện, khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông, Nhĩ đã thu hết tàn lực dồn vào một cử chỉ có vẻ kì quặc: “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra lệnh cho một người nào đó”. Hành động này có thể hiểu như mong muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
 
Cuộc sống là một chuỗi dài của những nghịch lí, những điều vòng vèo, chùng chình. Triết lí trong truyện Bên quê quả là sâu sắc gợi nhiều suy ngẫm với mỗi người đọc chúng ta. Khi còn bé, ta ước mình lớn thật nhanh để có thể được tự do về giờ giấc, có thể kiếm tiền nuôi bản thân hay phụ giúp gia đình. Nhưng khi bước ra đời, ta lại xiết bao nhớ về cái thời thơ ấu, ta lại muốn được nhỏ lại để sống vô tư, không lo âu toan tính, để được nô đùa bên bè bạn, được che chở trong vòng tay ba mẹ. Ở cái tuổi được bảo bọc và có chỗ dựa, chúng ta luôn muốn mình mạnh mẽ hơn để tự đứng vững. Và rồi vào cái tuổi ta phải mạnh mẽ để đối diện với đời, ta mới thấy cuộc sống có thể xô ngã mình bất cứ lúc nào… Và cái nghịch lí lớn nhất đó là chúng ta sống trong một cuộc sống với rất nhiều nghịch lí nhưng chúng ta vẫn yêu và tha thiết với cuộc sống này.
 
Ai đó đã nói rằng: “Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được”. Và một trong những điều đó chính là thời gian. Cho dù bạn là người giàu có nhất trên thế giới này, tiền có thể cho bạn nhiều thứ nhưng tiền không thể giúp bạn mua được thời gian, mua lại được quá khứ. Thế nên ta hãy sống cho một tương lai tốt đẹp, đồng thời không lãng quên quá khứ và biết cách nâng niu hiện tại.
 
17 tuổi, tôi đang cầm trong tay một hạt giống của mình, đang đứng trên một mảnh đất rộng mênh mông và không biết sẽ gieo hạt giống của mình xuống nơi nào.Trong cuộc sống, bạn luôn phải đứng trước nhiều lựa chọn: lựa chọn cho cách sống, lựa chọn cho tương lai của mình.Cuộc sống vốn dĩ là vậy đó, luôn có những ngã rẽ, những chân trời chờ bạn khám phá. Không phải lựa chọn của bạn lúc nào cũng đúng, không phải con đường nào bạn đi cũng trải đầy hoa. Nhưng, bạn có thể quyết định đời mình bằng cách xem mình muốn gì, làm gì và hãy đừng “chùng chình” khi lựa chọn hạt giống gieo xuống đời mình, để rồi nuôi dưỡng và vun đắp nó.
 
Tôi tin rằng ánh bình minh vẫn luôn chờ đón hạt giống của bạn nảy mầm.
 
Bài làm 3
 
Truyện ngắn Bến quê là một tác phẩm xuất sắc, thông qua các tình huống có tính nghịch lý, những chi tiết sinh hoạt đời thường, nhà văn muốn đưa đến cho người đọc những triết lý giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời.
Nhĩ – nhân vật chính của truyện đã từng làm công việc mà nhờ đó anh có điều kiện đi khắp nơi, không sót một xó xỉnh nào trên trái đất. Tác giả không cho chúng ta biết rằng trước khi lâm bệnh Nhĩ làm nghề gì, địa vị xã hội ra sao nhưng bằng vào chi tiết Nhĩ được đi khắp nơi trên thế giới, có thể đoán định được anh là một người có vị trí công việc quan trọng. Nhưng chính cái thời gian Nhĩ ốm liệt giường mới là quãng thời gian quan trọng, có ý nghĩa lớn hơn cả so với cả một đời bôn ba và những chuyến đi liên tiếp đến mọi chân trời xa lạ.
Giờ đây bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp, anh phát hiện ra cái không gian trước mắt không quá một tầm nhìn từ cửa sổ nhà anh mà lại xa lạ đến mức tự trách sao mình chưa đặt chân đến đó bao giờ. Một nỗi khao khát khó hiểu đã đến với anh: anh muốn đi đến cái không gian ấy nhưng không thể thực hiện được nên đã nhờ Tuấn – đứa con trai học đại học tại một thành phố phía Nam vừa mới nghỉ hè trở về – thay anh đặt bước chân qua bến sông.
Từ lúc đứa con trai lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang gác, anh hồi hộp, gắng gom góp sức tàn để theo dõi con đò mỗi ngày một chuyến đang tách khỏi bãi bồi bên kia để sang bên này và anh cũng kịp nhận ra rằng, thằng Tuấn con anh đã chậm chân vì mải sa vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Thời gian được anh tính từng cái tích tắc, thế mà thằng Tuấn có hiểu được anh đâu. Nhưng làm sao nó hiểu được khi chưa đối diện với sự ngắn ngủi nghiệt ngã của thời gian như anh. Anh “nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng gọi là hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh là người từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết vẻ giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, bởi lẽ không bao giờ giải thích hết.”
Trong tâm lí nhân vật, đây không phải là trạng thái nặng nề của sự cắn rứt lương tâm mà chỉ là một niềm hối tiếc pha chút ân hận: sao trong những năm tháng trải bước khắp mọi phương trời, ta lại không một lần ngoái về để nhìn ra được vẻ đẹp của những gì thân quen, gần gũi nhất. Đó là bước nhận thức của tâm hồn và trí tuệ trên lộ trình dài dặc quanh co của đường đời. Cũng chính từ tình huống này mà suy tư, chiêm nghiệm được bộc lộ đa chiều và thấm thía. 
Nhĩ đã phát hiện vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Đó là cái bãi bồi bên kia sông lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những sắc màu thân thuộc như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Nhĩ cũng hiểu rằng mình sắp giã biệt cõi đời, trong anh bừng dậy một niềm khao khát vô vọng, nhỏ bé mà lại trở nên quá lớn lao, xa vời mà giờ đây Nhĩ chỉ chỉ tưởng tượng chứ không thể thực hiện được.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top