Bài làm 1
Nói đến tình thương và công ơn của con người thì trên cõi đời này không có thứ tình thương , công ơn của cha mẹ đối với con cái. Đó là mối quan hệ hòa đồng trong một gia tộc. cha mẹ đối với các con có một nguồn năng lực trong sự sinh thành và phát triển của con cái. Ông cha ta có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ dù có chịu đựng bao nhiêu gian lao, khổ sở, hoen uế, hay bị khinh bỉ như thế nào đi chăng nữa nhưng cha mẹ vẫn nhẫn nại để nuôi con trong thời thơ ấu cũng như lúc chúng ta trưởng thành, cố gắng lo toan, dạy dỗ con cái nên người. Với tấm lòng thiêng liêng cao cả ấy được ông cha truyền dạy cho con cháu qua những câu ca dao, tục ngữ.
Cha mẹ dạy các con cách đối nhân xử thế hàng ngày, trên phải ra trên, dưới cho ra dưới và thường dặn con cái mình “một câu nhịn, chín câu lành”, nỏ thì phải kính trọng người già cả, lớn thì phải biết thương yêu, đùm bọc con cái:
“Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản, suốt đời vì ta
Nên người ta phải xót xa
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”’
Con cái phải luôn yêu thương, giúp đỡ và bảo ban lẫn nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, như thế là đã đền đáp một phần công lao cho bố mẹ rồi. Cha mẹ có công sinh thành và dạy dỗ chúng ta nên người như ngày hôm nay, đó không phải là ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dai, chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người.
Khi về già, con cái phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc và phụ dưỡng cha mẹ trong sự kính yêu và tôn thờ, phải đối xử trên dưới, sống phải có tình có nghĩa. Đối với cha mẹ con cái luôn là một đứa trẻ, cần mẹ chăm lo và bao bọc:
“Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt ngào
Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi”
Cha mẹ sinh con ra là một điều hết sức thiêng liêng và đáng quý rồi nhưng nuôi dưỡng và dạy bảo con cái nên người lại là một nghĩa của vô cùng cao đẹp, bố mẹ hy sinh cả tuổi trẻ, tham vọng, sắc đẹp, mọi thứ để cho con được khôn lớn nên người.
Thế nhưng trong xã hội này, bên cạnh những người con hiếu thảo, quan tâm, chăm lo cho bố mẹ khi ốm đau, về già thì bên cạnh đó lại có những trường hợp xấu xảy ra, chỉ vì thú vui ham chơi, đua đòi, dẫn đến nghiện ngập, đánh bố giết mẹ, phá nát gia đình, phá tan hạnh phúc mà bố mẹ đã gây dựng để con cái được sống trong điều kiện tốt nhất.
Kể làm sao cho hết công lao của cha mẹ, hiếu thảo với cha mẹ đó không những bổn phận, trách nhiệm của mỗi chúng ta mà đó đã trở thành nếp sống, đạo lý làm người được truyền từ đời này sang đời khác mà không ai có thể chối cãi được. đối với cha mẹ con cái là một phần cơ thể của họ, vì thế nếu mất đi hoặc không may bị hư, hỏng thì người đau lòng nhất chính là bố mẹ, ai cũng muốn cho con bằng bạn, bằng bè, dù mẹ có “một nắng hai sương” tần tảo, vất vả để nuôi con thì mẹ cũng chưa bao giờ hối hận và kể công. Chỉ biết rằng con đau là bố mẹ đau, con khổ là bố mẹ cũng khổ theo, con khóc bố mẹ lo, con ngã bố mẹ sầu.
Những ai còn mẹ con cha xin hãy cố gắng hết sức để không làm bố mẹ phải buồn phải sầu vì ta nữa, nếu như hai câu thơ đầu nói về công ơn trời biển của bố mẹ thì hai câu thơ tiếp là nói tới nghãi vụ và trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ, người ta thường bảo rằng: “một mẹ có thể nuôi 10 đứa con nhưng 10 đứa con chưa chắc nuôi được bố mẹ”. Vì thế hãy hiếu thảo và yêu thương cha mẹ của mình khi còn có thể đừng để đến lúc hối cũng không kịpnữa.Câu ca dao chính là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cái về đạo lý gia đình, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trải qua bao đời nay, đạo lý đó vẫn còn nguyên giá trị.
Bài làm 2
Bài ca dao là lời của người mẹ nói với con. Mẹ trở thành nhân vật trữ tình trong câu ca dao, con người con trở thành đối tượng để câu ca dao hướng đến. Phải biết rằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con không chỉ thể hiện trong việc lo cho con có được những điều kiện hàng ngày như ăn, ở, mặc, học hành… mà còn thể hiện trong cả lời ru của mẹ. Lời ru là để đưa con vào giấc ngủ nhưng cũng chứa đựng trong đó biết bao tình yêu thương chan chứa, bao mong ước và hi vọng vào con trong tương lai. Bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
là lời ru ngọt ngào của mẹ nhưng cũng ẩn chứa biết bao điều. Hai câu đầu trong bài ca dao nói về công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Câu ca dao đã khéo sử dụng phép so sánh để làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ. Công cha được so sánh với núi ngất trời và nghĩa mẹ sánh với nước ngoài biển Đông. Những hình ảnh so sánh thật cụ thể và gần gũi: núi ngất trời cho thấy một hình ảnh kì vĩ, uy nghi và lớn lao. Người cha trở thành chỗ dựa vững chắc trong từng bước con đi. Cha thương con không vồn vã, dâng trào như mẹ nhưng rất sâu nặng và nhiều tình cảm. Núi ngất trời trở thành người dẫn đường cho con đi đến tương lai, như ngọn núi kia mãi đứng ở trên cao nhìn xuống từng bước đi của người con.
Nghĩa mẹ được sánh với nước ngoài biển Đông. Nước ở ngoài biển Đông là vô tận và không bao giờ cạn. Tình mẹ dành cho con cũng thế, dạt dào, vô tận và ngàn năm sau không cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi con khôn lớn không quản gian lao. Điều này chỉ có mẹ mới làm được và tình mẹ dành cho con cũng như nước ngoài biển Đông không bao giờ vơi cạn.
Hai câu sau là lời khuyên nhủ của mẹ đối với con:
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hai câu này tiếp ý hai câu trước và nâng lên thành một bài học đạo lí sâu sắc. Trong hai câu này, công cha và nghĩa mẹ lại được nhấn mạnh thêm một lần nữa và khái quát hơn bằng phép ẩn dụ núi cao, biển rộng mênh mông. Cuối cùng là lời khuyên bảo, nhắn nhủ của mẹ đối với con. Người mẹ thông qua lời ru của mình để làm cho con thấy được những gì cha mẹ đã dành cho con. Công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, biển rộng, do vậy con phải ghi lòng. Có như thế con mới giữ trọn đạo làm con, đạo làm người khi mai này con lớn. Lời ru của mẹ thật sự là bài học đạo lí sâu sắc đối với con.
Bài làm 3
Con người luôn trưởng thành trong 3 môi trường cơ bản, môi trường giáo dục gia đình, môi trường giáo dục nhà trường và môi trường xã hội. Đề cập tới môi trường gia đình, có lẽ tình thương của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất giúp con người hoàn thiện trong ý thức đạo đức. Bàn về tình thương của cha mẹ, ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta có thể hiểu câu ca dao này theo đúng nghĩa đen của nó. Câu ca dao dưới dạng thơ lục bát, sử dụng biện pháp so sánh. Ở đây, “Công cha” được ví như “núi Thái Sơn” và “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”. Công cha và nghĩa mẹ là công lao, ơn nghĩa, nói cách khác là tình yêu thương, tấm lòng lo lắng, chăm sóc, dưỡng dục mà cha mẹ cho con cái. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nhất, đồ sộ nhất ở Trung Quốc. Còn nước nguồn là dòng nước tinh khiêt nhất, mát lành nhất, gần như chẳng bao giờ cạn. Hai hình ảnh núi và nước rất có sức biểu tượng. Núi cao lớn và vững chắc như cánh tay, bờ vai mạnh mẽ của người cha vậy. Mẹ là người “mang nặng đẻ đau” suốt 9 tháng 10 ngày. Mẹ sinh ra ta và ta lớn lên bằng sữa mẹ. Mạch nước ngầm tinh túy và dạt dào như nguồn sữa tốt lành, giàu dinh dưỡng giúp ta lớn lên khỏe mạnh. Như vậy, câu nói muốn nhấn mạnh rằng: công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cũng hùng vĩ, lớn lao và dạt dào vô tận như núi Thái Sơn, như nước nguồn.
Ca ngợi công ơn cha mẹ, thơ ca Việt Nam không thiếu:
“Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.”
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.”
Thật vậy! Chẳng có ai thương con bằng cha mẹ. Dân tộc Việt Nam có chung người cha già Hồ Chí Minh. Vị Cha ấy cả đời miệt mài lao động để hàng triệu người con Việt Nam có cơm no, áo ấm, có ruộng, có nhà.
Chắc các bạn vẫn nhớ câu chuyện “Điểm tám”? Hình ảnh người cha nông dân vốn chỉ quen cày quốc lần đầu cầm bút viết thư cho con khiến trái tim mỗi đứa con không khỏi rung động: “Con Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con. Con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn xong ba má sẻ ra thăm con…”
Mặt khác, nguyên văn bài ca dao này như sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Ta có thể thấy, câu nói không chỉ đề cập tới một phía tình thương cha mẹ mà còn là lời nhắc nhở con cái phải biết đặt chữ hiếu lên đầu. Đó là việc chào hỏi cha mẹ khi đi học về, mời ba mẹ khi ăn cơm, hỏi thăm ba mẹ những ngày trời trở gió, khen mẹ nấu ăn ngon, khen ba gói bánh chưng giỏi…. Đó là biểu hiện cơ bản nhất của đạo hiếu.
Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, có lẽ cách tốt nhất để báo hiếu là học tập thật tốt. Tôi luôn tin rằng, những bông hoa điểm chín, điểm mười kia đủ để thay cho lời cảm ơn thành kính nhất với cha mẹ. Và tôi cũng tin, chỉ cần tôi trưởng thành và thành công trong cuộc sống, đó sẽ là niềm vui lớn nhất đối với những bậc sinh thành.
Chắc hẳn, ai trong mỗi chúng ta đều đã có tuổi thơ gắn liền với câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Công cha nghĩa mẹ vô cùng thiêng liêng và cao quý mà suốt cả đời này con cái không thể trả ơn. Vì thế con cái phải biết ghi nhớ và nỗ lực để báo hiếu công ơn thiêng liêng đó. Câu ca dao đã ghim sâu vào lòng bao thế hệ con cái, là bài học làm người cơ bản và quan trọng nhất.