Trang chủ » Phân tích bài ca dao Ngó lên nuộc lạt mái nhà lớp 7 hay nhất

Phân tích bài ca dao Ngó lên nuộc lạt mái nhà lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
 
Bao nhiều nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiều.
 
Ảnh em nào phải người xa,
 
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 
Yêu nhau như thể tay chân,
 
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 
Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đôi với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.
 
Câu thứ nhất khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu:
 
Công cha như núi ngất trời,
 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
 
Núi cao biển rộng mênh mông,
 
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
 
Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Âm điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.
 
Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ,ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò người mẹ ví với đất hoặc với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ – đất, cha – núi, mẹ – biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mènlimông).Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh môngkhông thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với các con kế sao cho xiết! Công chasánh đôi với nghĩa mẹcũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếuđã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹcũng trởnên cụ thể, sinh động và thấm thìa hơn.
 
Công cha, nghĩa mẹđược kết lại ở Cù laọ chín chữ.(Cách nói đảo ngược của Chín chữ cù lao -thành ngữ thường được dùng để nhắc đến công ơn cha mẹ). Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha,nghĩa mẹ,về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngày nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của mỗi chúng ta.
 
Câu hát thứ hai là tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê. Trong ca dao, dân ca, không gian ngõ sauvà bến sôngthường gắn liền với tâm trạng của những phụ nữ có cảnh ngộ như vậy:
 
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
 
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
 
Đó là tâm trạng buồn nhớ da diết, xót xa, thường xuất hiện vào lúc chiều buông. Cảnh chiều hay gợi buồn, gợi nhớ, bởi nó là thời điểm của sự đoàn tụ (chim bay về tổ, con người trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc). Vậy mà người con gái lấy chồng xa xứ phải thui thủi một mình nơi đất khách quê người.
 
Ngõ saulà nơi vắng lặng, vào thời điểm ngày tàn đêm đến lại càng vắng -lặng. Không gian ấy gợi người đọc nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn và thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén, chất chứa trong lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai.
 
Người con gái xa nhà nhớ mẹ, nhớ quê… và xót xa, day dứt vì chẳng thể trọn đạo làm con là đỡ đần cha già mẹ yếu lúc ốm đau, cơ nhỡ. Bên cạnh đó có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua cùng nỗi ngậm ngùi thân gái dặm trường, phải chia tay cha mẹ, anh em, khăn gói theo chồng.
 
Câu hát thứ ba thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà của con, cháu. Sự yêu kính và lòng biết ơn được thể hiện bằng nghệ thuật so sánh khá phổ biến trong ca dao, dân ca: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu! Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nliièu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu…Những sự vật bình thường, quen thuộc đều có thể gợi thi hứng và trở thành thi liệu cho người sáng tác.
 
Cái hay trong câu hát này là ở cách diễn tả tình cảm. Động từ ngó lênbộc lộ thái độ trân trọng, tôn kính. Hình ảnh nuộc lạt mái nhàgợi lên mức độ không thể đo đếm cụ thể của lòng biết ơn cùng sự gắn kết bền chặt của tình cảm huyết thống. Bên cạnh đó, nó cònkhẩng định công lao to lớn của tô tiên, ông bà trong việc gây dựng nên gia đình, họ tộc. Cặp quan hệ từ chỉ mức độ tăng tiến (bao nhiêu… bấy nhiêu)nhấn mạnh thêm ý đó.
 
Câu hát thứ tư có thê là lời của cha mẹ khuyên nhủ các con hoặc là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau:
 
Anh em nào phải người xa,
 
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 
Yêu nhau như thể tay chân,
 
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 
Quan hệ anh emkhác hẳn với quan hệ của người xa(người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùngrất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em làbát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khố có nhau dưới một mái nhà.
 
Quan hệ anh em được ví như thể tay chânbiểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời.
 
Câu hát trên là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách báo đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đổì với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 
Cả bốn câu hát trên đều sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tâm tình, nhắn nhủ và các hình ảnh so sánh, quen thuộc (tất nhiên mỗi bài có những hình ảnh độc đáo riêng).
 
Ca dao, dân ca là tiếng hát cất lên từ trái tim chất chứa bao nỗi buồn vui, sướng khổ của con người. Thơ ca dân gian nảy sinh và phát triển là để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm ấy. Do đó, nó sẽ còn sống mãi, ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
 
Bài làm 2
 
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
 
Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ "ngó lên", “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước – những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ… Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.
 
Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.
 
Bài làm 3
 
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý cơ bản của dân tộc Việt Nam. Là biểu hiện của lòng hiếu nghĩa, người dân vẫn còn phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ… Hay trong giân dan cũng lưu truyền rất nhiều câu ca dao thể hiện tình cảm với ông bà tổ tiên, trong đó đặc biệt phải kể đến bài ca dao:
 
“Ngó lên nuột lạt mái nhà
 
Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
 
Trong câu ca dao ta có thể cảm nhận ra rõ ràng sự tinh tế của người xưa khi đem so sánh tình cảm của mình đối với gia đình mà đặc biệt ở đây là “ông bà” với những chiếc lạt để làm lên mái nhà. Ngày xưa, người ta thường lấy lạt chẻ bằng tre để buộc những mái gianh và để hoàn thành được những mái nhà như vậy cần rất nhiều nuột lạt, số nuột lạt ấy nhiều đến không thể đếm được. Chính vì thế mà tác giả không sử dụng một con số cụ thể nào mà sử dụng từ phiếm chỉ “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” để thể hiện tình cảm lớn lao không từ ngữ nào diễn tả được hay mang ra “cân đo đong đếm” được.
 
Qua cách thể hiện tình cảm của con cái đối với ông bà, cha mẹ; câu ca dao cũng nói lên đạo nghĩa về chữ hiếu của dân tộc Việt Nam, đây là một truyền thống tốt đẹp đã được gìn giữ và phát huy qua bao nhiêu thế hệ. Ở đây, hành động “ngó lên” còn thể hiện sự thành kính, thành khẩn khi ngước lên,hướng về với lòng biết ơn đối với lớp người đi trước-những con người đã tạo nên sự bình yên, hạnh ohusc của dân tộc. Nhịp thơ chậm, âm điệu ngậm ngùi càng thể hiện rõ lòng thành kính ấy.
 
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh so sánh giản dị, quen thuộc là những chiếc nuột lạt lại cũng như đang kể lên cái nghèo, cái khổ mà sâu hơn là đang thể hiện nỗi tủi hờn cho thân phận. Tuy nhiên, xã hội hiện nay lại đang có rất nhiều thành phần suy thoái về đạo hiếu, vì tiền, vì giàu sang mà bỏ quên bố mẹ, hay tồi tệ hơn là đánh đập, bỏ rơi người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình… Thật đáng buồn cho một thế hệ.
 
Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã gói ghém được tất cả ý nghĩa, ý tình sâu sắc mà thấm thía của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ. Qua đó, nhắn nhủ với thế hệ sau hãy tôn trọng và giữ gìn những thành quả chúng ta đang có, sống ý nghĩa và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, bởi lòng biết ơn là nền tảng của đạo làm người.
 
Bài làm 4
 
Ta như thấy được rằng chính con người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng đất trời, tổ tiên. Trong cuộc sống thì cho dù giàu hay nghèo như thế nào đi chăng nữa thì chính trong mỗi nhà đều có một cái bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Có lẽ cũng không sai khi nói đây cũng chính là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta đó có thể kể ra như “Uống nước nhớ nguồn” hay những câu như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”… rất đáng trân trọng và gìn giữ biết bao đời nay. Một trong những câu ca dao hay nói về tình cảm gia đình có câu ca thật đặc sắc đó chính là câu:
 
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
 
Ta như thấy được rằng chính nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn, ta như thấy được người nông dân sống cuộc đời nghèo khó, thế rồi như quanh năm bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Dường như ta thấy được những hình ảnh những mái rạ bạc phếch, dầu dãi mưa là hình ảnh phổ biến của nông dân thuở trước, nó dường như cũng đã gắn liền vào chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta biết được có biết bao số phận cùng khổ của sưu cao thuế nặng, đó có thể chính là bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Qủa thực ta như biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Có lẽ chính những niềm thương nỗi nhớ chất chứa trong lòng. Thế rồi có cả những băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở than chua xót:
 
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
 
Câu ca dao trên như một lời hát thật là mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Chính những cái nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng dường như cũng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc trong câu ca dao đó chính là nuộc lạt (nuộc: nút, mối) trên mái nhà. Trước đây, khi mà lợp nhà bằng lá cọ, hay lợp nhà băgng cỏ tranh hay rơm trạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng ra. Sau đó người ta cũng đã ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, thế rồi cả những tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn nuộc lạt, một con số rất nhiều.
 
Đặc biệt hơn đó chính là cứ vào một buổi trưa hè oi ả, hay chiều mưa tầm tã, người con nằm nghỉ trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre. Lúc này đây ta dường như chợt ngó lên mái nhà rồi vắt tay ngang trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Có thể ngay được chính việc đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Khi đó nhìn bàn thờ tổ tiên, ông bà mà chạnh lòng thương nhớ khôn nguôi, người cháu như nhìn mà cảm thấy mà áy náy ân hận vì phận làm con, làm cháu chưa trọn. Ta dường như cũng đã thấy được chính dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Và có thê thấy được như để bày tỏ lòng thành, còn gì hay hơn sự so sánh, ví von rất hay đó chính là “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu! “ Ta như thấy được chính người con, người cháu không đếm xuể số lượng nuộc lạt cũng như không nói hết được nỗi nhớ ông bà… Có lẽ chính là do cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu bộc bạch nỗi niềm thương nhớ và biết ơn vô hạn này rồi.
 
Có lẽ rằng, ta như thấy được chính cách so sánh trên thường thấy trong ca dao xưa cũng có câu:
 
Qua đình ngả nón trông đình
 
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
 
Có thể nói đây cũng chính là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.
 
Tựu chung lại ta như thấy được cũng vẻn vẹn chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa; nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ta dường như cũng đã thấy được cả lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Mỗi người khi mà đọc câu ca dao, chúng ta dường như cũng lại càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top