Trang chủ » Phân tích bài ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi… Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây lớp 7 hay nhất

Phân tích bài ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi… Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi… là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người… Sau đây là một vài bài tiêu biểu:
 
Hỏi: Ở đâu năm cửa nàng ơi?
 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
 
Sông nào bên đục, bên trong?
 
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
 
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
 
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
 
Đáp: Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
 
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
 
Nước sông Thương bên đục, bên trong,
 
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
 
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
 
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
 
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
 
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
 
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
 
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
 
Ai vô xứ Huế thì vô …
 
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
 
Thân em như chẽn đòng đòng,
 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
 
Câu hát thứ nhất:
 
Đây là câu hỏi và lời đáp (đố – giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân … hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội … Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố:
 
Ở đâu năm cửa nàng ơi?
 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
 
Sông nào bên đục, bên trong?
 
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
 
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
 
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
 
Người đáp trả lời rất đúng:
 
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
 
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
 
Nước sông Thương bên đục, bên trong,
 
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
 
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
 
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
 
Hỏi – đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niêm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy các chàng trai và các cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hơn trong sự kết giao về mặt tình cảm.
 
Câu hát thứ hai:
 
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
 
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
 
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
 
Mở đầu câu hát là cụm từ Rủ nhau quen thuộc trong ca dao: Rủ nhau xuống biển mò cua … Rủ nhau lên núi đốt than … Rủ nhau đi tắm hồ sen … Ở bài này là Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, một thắng cảnh có giá trị lịch sử và văn hóa rất tiêu biểu của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
 
Câu hát này gợi nhiều hơn tả. Nó gợi tưởng tượng của người đọc bằng cách nhắc đến những cái tên tiêu biểu cho cảnh đẹp Hồ Gươm như: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Cảnh sắc đẹp đẽ, đa dạng hợp thành một không gian thơ mộng, thiêng liêng, mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.
 
Những địa danh, cảnh trí trên được nhắc đến bằng tình yêu tha thiết và niềm hãnh diện, tự hào của người dân về Hồ Gươm, về kinh đo Thăng Long nói riêng và cả đất nước nói chung.
 
Câu cuối: Hỏi ai gây dựng nên non nước này? là câu hỏi tu từ nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của tổ tiên, ông cha chúng ta trong sự nghiệp dựng xây non sông gấm vóc của dòng giống Tiên Rồng. Đây cũng là dòng thơ xúc động nhật. Câu hát nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giũ gìn và phát huy tinh hoa truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Cảnh đẹp Hồ Gươm ở đây được nâng lên ngang tầm non nước, tượng trưng cho non nước Việt Nam.
 
Câu hát thứ ba:
 
  Đường vô xứ Huế quanh quanh,  Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.  Ai vô xứ Huế thì vô …
Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
 
Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc … và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Huế.
 
Ai vô xứ Huế thì vô là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.
 
Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
 
Câu hát thứ tư:
 
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
 
Thân em như chẽn đòng đòng,
 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
 
Có hai cách hiểu khác nhau về câu hát này, dựa trên sự thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể là một chàng tải hoặ một cô gái.
 
Cách hiểu thứ nhất: Đây là lời của một chàng trai trong một sớm mai nào đó ra thăm đồng. Đứng trước cánh đồng mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông và trước vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cô thôn nữ, chàng trai đã cất lên lời ngợi ca để thông qua đó bày tỏ tình cảm của mình.
 
Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.
 
Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa con người và cảnh vật có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.
 
Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trong lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niêm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu.
 
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, văn hóa… Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.
 
Bài làm 2
 
Ca dao dân ca là sáng tạo văn chương của người lao động bình dân. Người nông dân sống gắn bó với đất, với làng, với quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đất nước không những là niềm tự hào mà còn là mọt phần thiêng liêng trong đời sống tâm thức của họ. Hát về quê hương, đất nước biểu lộ tình yêu sâu sắc của họ đối với mảnh đất chôn nhau cắt rốn ấy.
Bài ca có hình thức kết cấu hai vế đối dáp tương ứng đoạn hát xe kết trong một lời ca giao duyên. Căn cứ vào cách phân chia các phần và những đại từ nhân xưng “chàng – nàng” ta có thể biết được điéu đó. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai, phần sau là câu đáp của cô gái. Đây là hình thức kết cấu không phổ biến nhưng rất đặc thù của thơ ca truyền thống dân gian. Hình thức ấy liên quan đến “hình thức sống”, tức là hình thức diễn xướng, môi trường thực hành sinh hoạt của tác phẩm văn học dân gian.
 
Nội dung lời hát đối đáp là tên và đặc điểm độc đáo của những con sông, dãy núi, thành quách, đền đài của cha ông ờ nhiêu vùng, miền khác nhau trong cả nước. Nghĩa là vừa có hỏi đáp về cảnh trí tự nhiên vừa tìm hiểu vẻ công trình nhân tạo do bàn tay con người xây dựng nên. Lời hát vừa là câu đố để thử tài, kiểm tra kiến thức văn hóa – lịch sử vừa gửi gắm kín đáo tình cảm của người hát.
 
Chàng trai và cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm như vậy để hỏi đáp phải chăng vì họ muốn truyền tình yêu quê hương, đất nước cho nhau. Hơn nữa họ muốn khẳng định quan điểm thẩm mĩ của những người lao động: tình yêu và tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước là tiêu chí đầu tiên đánh giá mỗi con ngươi. Giống như một nhà văn Nga đã nói: Nếu như trong tác phẩm của anh không thể hiện được tinh cảm với mảnh đất mà anh dã sinh ra thì anh không phải là nhà văn chân chính. Cho nên, họ không thể hát xe kết cũng như hát giao duyên với một người không có tình cảm sâu nặng vói quề hương, đất nước.
 
Những địa danh ấy còn gợi lên gương mặt chung của đất nước Việt Nam với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, kì thú như : có “sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng”, có “nước sông Thương bên đục, bên trong”; cộng thêm đó là vẻ đẹp giàu truyền thống văn hóa lịch sử “thành Hà Nội năm cửa”, “đền Sòng linh thiêng”. Ẩn sau trong đó là những gương mặt con người theo quan niệm “địa linh nhân kiệt”. Núi Tản Viên là nơi sinh ra Đức Thánh Tản, tỉnh Lạng là nơi thần tiên trú ngụ,…
Những câu hát vút cao ca ngợi quê hương, đất nước có lẽ là những khúc ca đồng vọng trong mỗi trái tim của người Việt. Bởi vì, chúng đã nói lên tình yêu nước tha thiết, nhiệt thành trong lòng bao thế hệ con người Việt Nam.
 
Bài làm 3
 
Phân tích những câu hát đối đáp sau:
 
Ở đâu năm cửa nàng ơi!
 
(…) Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”
 
Ca dao dân ca có nhiều bài đối đáp rất hay, rất hóm hỉnh. Hát đối – đáp để thử tài, cao thấp, để mua vui lúc cày bừa cấy hái, lúc trục lúa đêm trăng, đế giao duyên “kết bạn trăm năm”:
 
“Cái gì sắc hơn dao cau,
 
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
 
Một quan là mấy trăm đồng?
 
Một mối tơ hổng là mấy trăm dây?…”
 
– “Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau;
 
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng.
 
Một quan là sáu trăm đồng;
 
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây”…
 
hay:
 
“Quả gì khắc chữ chạm rồng?
 
Quả gì cùi trắng, nước trong hỡi chàng?
 
Quả gì da nó vàng vàng?
 
Quả gì lăn lóc giữa đàng cái đi?
 
Quả gì da nó sù sì?
 
Chàng mà đối được, thiếp thì theo không”
 
“Quả chuông khắc chữ chạm rồng;
 
Quả dừa cùi trắng nước trong đó nàng!
 
Quả thị da nó vàng vàng;
 
Bùa yêu lăn lóc giữa đàng cái đi.
 
Quả mít da nó sù sì;
 
Nay anh đố được, em thì theo anh!”
 
Có thể nói, những bài ca dao, dân ca đối – đáp thể hiện một cách hồn nhiên, đậm đà tâm hổn, trí tuệ dân gian đã bao đời nay.
 
Ai đã từng đi ngược về xuôi, đã từng lên rừng xuống biển, ra Bắc vào Nam,… chắc đã nhiều phen bồi hồi khi nhớ lại, hoặc khi được nghe nhắc lại bài hát đối – đáp “Ở đâu năm của nàng ơi!” này. Vốn có 18 cặp câu lục bát; ở đây chỉ nhắc lại 6 cập câu lục bát. Như ghẹo, như giao duyên, rất tình tứ.
 
Sáu câu anh hỏi nàng: “ở đâu? sông nào? sông nào? núi nào? đền nào? ở đâu lại có?”. Không gian địa lí thì mở ra bao la, tình ý thì như thắt lại. Không dơn giản, tầm thường mà hóc hiểm thú vị:
 
“Ớ đâu năm cửa nàng ơi!
 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
 
Sông nào hên đục bên trong?
 
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
 
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
 
Ớ đâu mà lại có thành tiên xây?”
 
Những thành quách, sông núi, đền đài… đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết được? “Ớ đâu năm cửa nàng ơi!” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu đài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, cửa sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên dục bên trong, thắt cố bồng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thanh, thành tiên xây… là những “mối thắt, nút mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí. Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
 
“Cái gì sắc hơn dao cau,
 
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
 
Một quan là mấy trăm đồng?
 
Một mối tơ hồng là mấy trăm dây?…”
 
– “Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau;
 
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng.
 
Một quan là sáu trăm đổng;
 
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây”…
 
hay:
 
“Quả gì khắc chữ chạm rồng?
 
Quả gì cùi trắng, nước trong hỡi chàng?
 
Quả gì da nó vàng vàng?
 
Quả gì lăn lóc giữa dàng cái đi?
 
Quả gì da nó sù sì?
 
Chàng mà đối được, thiếp thì theo không”
 
“Quả chuông khắc chữ chạm rồng;
 
Quả dừa cùi trắng nước trong đó nàng!
 
Quả thị da nó vàng vàng;
 
Bùa yêu lăn lóc giữa đàng cái đi.
 
Quả mít da nó sù sì;
 
Nay anh đô' được, em thì theo anh!”
 
Có thể nói, những bài ca dao, dân ca đối – đáp thể hiện một cách hồn nhiên, đậm đà tâm hổn, trí tuệ dân gian đã bao đời nay.
 
Ai đã từng đi ngược về xuôi, đã từng lên rừng xuống biển, ra Bắc vào Nam,… chắc đã nhiều phen bồi hồi khi nhớ lại, hoặc khi được nghe nhắc lại bài hát đối – đáp “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” này. Vốn có 18 cặp câu lục bát; ở đây chỉ nhắc lại 6 cặp câu lục bát. Như ghẹo, như giao duyên, rất tình tứ.
 
Sáu càu anh hỏi nàng: “ở đâu? sông nào? sông nào? núi nào? đền nào? ở đâu lại có?”. Không gian địa lí thì mở ra bao la, tình ý thi như thắt lại. Không đơn giản, tầm thường mà hóc hiểm thú vị:
 
“Ớ đâu năm cửa nàng ơi!
 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
 
Sông nào hên đục bên trong?
 
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
 
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
 
Ớ đâu mà lại có thành tiên xây?”
 
Những thành quách, sông núi, đền đài… đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết được? “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu đài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, cửa sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên đục bên trong, thắt cổ bồng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thanh, thành tiên xây… là những “mối thắt, nút mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí. Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
 
Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:
 
“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
 
Hai chữ “chưa mòn” là linh hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn nám, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dàn.
 
Câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, man mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
 
“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
 
(“Đất nước”)
 
Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.
 
Có thể coi bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hững của bài ca.
 
Như kẻ uống nước nhớ nguồn, ta biết được tác giả bài “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải (1894 – 1983). Bài ca được in trong mục “Phong dao” của tác, phẩm “Duyên nợ phù sinh”, xuất bản năm 1920.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top