Trang chủ » Phân tích bài ca dao Thuyền ơi có nhớ bên chăng lớp 7 hay nhất

Phân tích bài ca dao Thuyền ơi có nhớ bên chăng lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Bài ca dao đã nói lên toàn bộ một câu chuyện tình đẹp nhưng kết thúc không có hậu. Trong kho tàng văn học Việt Nam, những tác phẩm ca dao dân ca thường dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, bởi nó gắn liền với cuộc sống chân thực của con người, nó là những tình cảm lứa đôi cao đẹp trong sáng.
 
Bài ca dao đã miêu tả lại khung cảnh mà nhân vật trữ tình đã từng gắn bó, đã từng thiết tha, không thể là nơi nào khác ngoài mảnh đất miền Trung với những phương ngữ rất dễ nhận biết như: từ “còn lựa” nghĩa là “còn đó” và “mô” nghĩa là “đâu”.
 
Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để nói lên vẻ đẹp trong câu chuyện tình của đôi trái gái, và cũng là nỗi buồn khi đôi trai gái phải xa nhau. Những loại ẩn dụ này đã trở nên quá quen thuộc trong dân ca Việt Nam khiến nó trở nên những hình ảnh ước lệ rất tượng trưng mà người đọc khi nghe nhắc tới chứng đều liên tưởng được ngay một cuộc tình giữa trai và gái. Con thuyền có nét nghĩa chỉ sự đi lại tự do và vì thế mà chủ động, thường là hình ảnh nói về chàng trai và “cây đa”, “bến nước” là những vật đứng yên, không chủ động được trong tình cảm, lại thường nói về người phụ nữ. Có lẽ do quan hệ tế nhị về giới tính và cũng do chế độ hôn nhân phong kiến đã hình thành một nếp liên tưởng tự nhiên có từ lâu đời trong văn học thế này rồi chăng?
 
Có rất nhiều bài ca dao nói về tình yêu, phần lớn đếu là những câu chuyện buồn, phải xa cách.
 
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
 
Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền
 
Cũng một ý tương tự như trên, cô gái ví mình là:
 
Cây đa cũ, bến đò xưa
 
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa củng chờ
 
So với bài ca dao trên, những hình ảnh truyền thống vẫn không hề thay đổi, cũng “cây đa”, “bến cũ”, cũng là “con đò”… Nhưng nhân vật trữ tình thì lại khác. Không phải là cô gái mà là lời của chàng trai. Nói đúng hơn là lời của người trai. Bởi trong quá khứ, chàng đã rời xứ sở ra đi và nay trở về, mới thốt ra được những câu tuyệt diệu để ngụ tâm tình của mình: 
 
Ngẩn ngơ trăm mối bên lòng
 
Chàng trai đang tâm sự với chính minh mà thôi, đang buồn đau cho mối tình của mình. Con người của hôm nay gặp lại con người của quá khứ, gặp lại những vàng son của kỉ niệm đã qua rồi là “cây đa, bến cũ, con đò”. Ba hình ảnh ấy tượng trưng, là ẩn dụ, gần như không cần bàn cãi. Nhưng liệu đó có phải là ba hình ảnh có thực, đang hiện ra trước mắt người là về bến sông chờ một chuyến dò sang để thăm lại quê nhà, thăm lại dấu tích cũ? Trăm năm đành lỗi hẹn hò.
 
Thực tế xã hội xưa cho thấy, việc bội thề không tính trước có thể xảy ra thường xuyên với những cặp trai gái yêu nhau lắm chứ? Những chuyến đi xa không hẹn ngày trở lại (có lẽ là vì mục đích của miếng ăn và cuộc sống giày vò) đã cắt đứt thê thẳm những cuộc tình duyên như thế. Ta đã từng nghe cái ngậm ngùi nói những lời chia tay “Anh đi anh nhớ quê nhà”, và ta cũng đã đọc được những lời thảng thốt của chàng trai khi trở về:
 
Ngày đi, em chửa có chồng
 
Ngày về, em đã tay bỗng tay mang.
 
Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận thấy chàng trai của bài ca dao mà chúng ta đang đọc đã “đành” ngậm ngùi phải xa quê để lỡ cuộc trăm năm. Cuộc ra đi ấy dường như là bắt buộc, cho nên “đành” có lỗi với tình yêu, “đành” có lỗi với những cuộc hẹn hò, mà hơn một lần, cả anh cả ả đã thề thốt trăm năm! Câu ca dao mở đầu với từ “đành” nghiệt ngã đã gợi trong ta một nỗi đau xoáy sâu, một nỗi đau không cần phải bọc kín, nó trần trụi buốt nhói trong tim của chàng trai.
 
Trong tâm trạng cùng cực ấy, chàng trai đã tìm về kỉ niệm để khuây khoả chút lòng, cây đa ấy đã một lần che bóng mát cho đôi ta, bến cũ ấy đã lần nào em và anh khỏa chân soi bóng mình trên mặt nước. Tất cả vẫn như xưa: “Cây đa bến cũ” nhưng “Con đò khác đưa” “Con đò khác” cũng làm cho “cây đa bến cũ” trở nên khác mất rồi. Mà khác là đúng lắm. Ai dừng lại bước chân của thời gian được? Chàng trai muốn giữ nguyên tất cả kỉ niệm như chàng Kim muốn nhờ rêu phong gởi dấu hài của Kiều nhưng thực tế là đã “khác” xưa.
 
Những kỉ niệm bắt đầu ào về theo dòng suy tưởng của chàng trai như một nhát cắt rất nhẹ và rất sâu, chặn đứng những hồi ức về quá khứ để mở ra một sự thật. Sự thật đó cần phải được khẳng định lại:
 
Cây đa bến cũ còn lưa
 
Vâng, cây đa bến cũ – những kỉ niệm ngày xưa vẫn còn đó. Thế nhưng “con đò khác” đã thay “con đò xưa”.
 
Câu thơ cuối, mở vết thương quá khứ ra sâu hơn, rộng hơn:
 
Con đò năm ngoái, năm xưa mô rồi?…
 
“Năm ngoái” – thời gian mới đây, khi trở về, cô gái vẫn là của chàng đấy ư? Tại sao cái “năm xưa” lại được chỉ đặt ra ở sau câu thơ, gây ra một nỗi buồn hun hút?
 
Bài ca dao bàng bạc một nỗi buồn hoài niệm. Chính cái phi lôgic trong việc sắp xếp thứ tự của “năm ngoái” và “năm xưa” cho phép ta nghĩ rằng: “Năm ngoái” chỉ là một giả định, một tưởng tượng chủ quan. Sự thật là “người xưa” đã có khi nào chàng đã gặp lại bao giờ?
 
Câu thơ cuối cùng kết thúc, nhưng dư âm của nó thì cứ âm thầm lan tỏa trong lòng ta một nỗi đau rưng lệ. Một hoài cổ nhớ thương về tình yêu đã mất. Chung quy chỉ vì mình đang phải biệt li xa quê… Lí do không cụ thể nhưng ta cũng hiểu được hoàn cảnh thật là phụ bạc mới có thể chịu lìa lứa đôi. Trong xã hội cũ, những tình yêu chân thật có bao giờ được hưởng trọn vẹn một hạnh phúc đích thực? Tinh yêu “thiêng liêng là thế nhưng không thành tình yêu” chỉ vì một yếu tố khách quan mà “Tình sâu nghĩa nặng hóa mỏng manh”. Cô gái vì chờ đợi chàng trai quá lâu mà phải lên chuyến đò khác, đành chấp nhận cái tiếng là phụ bac người yêu.
 
Bài ca dao có ý nghĩa thật sâu sắc, nói lên sự trớ trêu, bất hạnh của những cô gái những chàng trai bị chia lìa đôi lứa. Vì hoàn cảnh xã hội mà những cặp uyên ương phải rời xa nhau. Bài ca dao là tiếng nói là lời tâm tình của những cô gái những chàng trai yêu nhau mà không đến được với nhau, phải rời xa nhau trong nỗi nhớ nhung buồn khổ.
 
Bài làm 2
 
Trong“Trường ca mặt đường khát vọng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
 
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho
 
Đất Nước những núi Vọng Phu,
 
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hồn Trống Mái..,”
 
Tinh cảm cao đẹp ấy của người đàn bà nước Nam đã được nói lên thật hay, thật cảm động trong ca dao dân ca của dân tộc. Bài ca dao:
 
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã neo giữ trong tâm hổn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
 
Có thể nói đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ấn dụ – nhân hóa giao kết, giao hòa bằng những tình cảm sáu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thủy của lứa đôi trong cuộc đời.
 
1. Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ ngàn vang bồi hồi tha thiết:
 
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng”
 
Chữ “ơi” và chữ “chăng” đã hoa thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi “thuyền ơi” xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏa rộng trong hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thương nhớ của đôi lứa ở hai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. “Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đầy lệ.
 
Ân dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ biệt li đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trờ lại? Cũng nhu thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau thiết tha sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
 
Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyền nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt li trong cõi nhân gian xưa nay.
 
2. Hai thanh trắc “một dạ” làm cho giọng thơ trĩu xuống như một nỗi niềm cứ thấm sâu vào hồn người:
 
“Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
 
Bến và thuyền nằm ở hai vị trí đầu, cuối câu ca, cấu trúc ấy mang ý nghĩa thấm mĩ đặc sắc gợi tả một không gian cách biệt xa xăm, một thời gian li biệt dằng dặc. “Khăng khăng” nghĩa là đinh ninh không đổi thay. “Một dạ khăng khăng dơi thuyền” là một lời thề nguyền đã khắc sâu vào lòng, đã “khắc cốt ghi tâm”, đinh ninh son sắt, không bao giờ phai nhạt, đổi thay! Thuyền vẫn đi xa, đi xa mãi chưa trở về, bến vẫn mong, bến vẫn đợi, bến vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
 
Càu ca “Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ thương đợi chờ, tấm lòng son sắt thủy chung của người vợ hiền đối với người chồng thân yêu đi mãi chưa về. Câu ca còn biểu lộ niềm tin và hi vọng vào một ngày mai, thuyền sẽ trở lại bến, bến sẽ gặp lại thuyền, vợ chồng sẽ được đoàn tụ yên vui hạnh phúc.
 
3. Trong các thế kỉ 17, 18, 19, đất nước ta chìm đắm trong loạn lạc và nội chiến kéo dài. Hàng triệu trai tráng phải ra trận, dãi thây trên các chiến địa. Khắp nơi diễn ra cảnh li biệt buồn thương:
 
“Cái cò lặn lội bờ sông,
 
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non”
 
Biết bao người phụ nữ, nhan sắc, tuổi trẻ mỏi mòn trong những năm tháng chờ đợi. Họ sống trong cô đơn lạnh lẽo, nỗi thương nhớ chồng chất, lòng dạ héo hon:
 
“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời,
 
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
 
Nổi nhớ chàng đau đáu nào xong…”
 
(“Chinh phụ ngâm”)
 
Bài ca dao này chỉ có thể ra đời trong bối cảnh lịch sử và xã hội ấy. Nó đã phản ánh bi kịch gia đình và thời đại, nỗi đau buồn thương nhớ, đợi chờ của lứa đôi. Nó đã ca ngợi tình nghĩa thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
 
Ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài lấy hình tượng “thuyền – bến” để nội về tình thương nỗi nhớ trong biệt li xa cách:
 
“Thuyền đi để bến đợi chờ,
 
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.
 
Chẳng nên tình trước nghĩa sau,
 
Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền”
 
Bài ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” là tiếng đồng vọng của lòng người vào thời gian năm tháng. Nó giàu giá trị nhân bản phản ánh một thời li loạn và bi kịch cuộc đời. Với giai điệu ngọt ngào thiết tha, nó ca ngợi tấm lòng đôn hậu, tình nghĩa thủy chung của những người vợ, người mẹ trong xã hội. Thuyền và bến là hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp nhân văn, thể hiện một cách độc đáo cảm hứng nhân đạo về tình thương nỗi nhớ, khát vọng được sống trong sum họp yên vui hạnh phúc của lứa đôi. Nó mãi mãi là bài học vô giá về tình nghĩa thủy chung và lòng biết ơn những người mẹ, người chị, người vợ quê ta.
 
Cái hay cái đẹp của bài ca là tính hàm súc, tính truyền cảm, và tính hình tượng. Cuốn “Ngữ văn 7 – tập 2”, văn bản bài ca dao này được ghi như sau:
 
“Thuyền về có nhớ bến chăng?
 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
 
Hai chữ “thuyền về” đã làm cho bài ca trở nên nhạt nhẽo và vô nghĩa.
 
Bài làm 3
 
Tâm hồn phụ nữ Việt Nam sáng trong như viên ngọc đã chiếu sáng trong dòng chảy lịch sử, đã in đậm trong thơ ca dân tộc bao đời nay. Trong “Trường ca mặt đường khát vọng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
 
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho
Đất Nước những núi Vọng Phu,
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái..,”
 
              Tình cảm cao đẹp ấy của người đàn bà nước Nam đã được nói lên thật hay, thật cảm đông trong ca dao dân ca của dân tộc. Bài ca dao:
 
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
 
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
 
             Có thể nói đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hóa giao kết, giao hòa bằng những tình cảm sâu nặng.
 
Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thủy của lứa đôi trong cuộc đời.
 
            Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:
 
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng”
 
            Chữ “ơi” và chữ “chăng” đã hóa thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi “thuyền ơi” xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏa rộng trong hồn người. Câu hỏi tiếp theo “cỏ nhở bến chăng” đầy ắp nỗi thương nhớ của đôi lứa ở hai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mổ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc ? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. “Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đầy lệ.
 
           Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người,, tình vợ chồng trong cảnh ngộ biệt li đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chối nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau thiết tha sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
 
           Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyền nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt li trong cõi nhân gian xưa nay.
 
           Hai thanh trắc “một dạ” làm cho giọng thơ trĩu xuống như một nỗi niềm cứ thấm sâu vào hồn người:
 
“Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
 
          Bến và thuyền nằm ở hai vị trí đầu, cuối câu ca, cấu trúc ấy mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc gợi tả một không gian cách biệt xa xăm, một thời gian li biệt dằng dặc. “Khăng khăng” nghĩa là đinh ninh không đổi thay. “Một dạ khăng khăng dơi thuyền” là một lời thề nguyền đã khắc sâu vào lòng, đã “khắc cốt ghi tầm, đinh ninh son sắt, không bao giờ phai nhạt, đổi thay ! Thuyền vẫn đi xa, đi xa mãi chưa trở vể, bến vẫn mong, bến vẫn đợi, bến.vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền" Câu ca “Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ thương đợi chờ, tấm lòng son sắt thủy chung của người vợ hiền đối với người chồng thân yêu đi mãi chưa vé. Câu ca còn biểu lộ niềm tin và hi vọng vào một ngày mai, thuyền sẽ trở lại bến, bến sẽ gặp lại thuyền, vợ chồng sẽ được đoàn tụ yên vui hạnh phúc.
 
       Trong các thế kỉ 17, 18, 19, đất nước ta chìm đắm trong loạn lạc và nội chiến kéo dài. Hàng triệu trai tráng phải ra trận, dãi thây trên các chiến địa. khắp nơi diễn ra cảnh li biệt buồn thương:
 
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
 
         Biết bao người phụ nữ, nhan sắc, tuổi trẻ mỏi mòn trong những năm tháng chờ đợi. Họ sống trong cô đơn lạnh lẽo, nỏi thương nhớ chồng chất, lòng dạ héo hon:
 
“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời,
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”
(“Chinh phụ ngâm”)
 
         Bài ca dao này chỉ có thể ra đời trong bối cảnh lịch sử và xã hội ấy. Nó đã phản ánh bi kịch gia đình và thời đại, nỗi đau buồn thương nhớ, đợi chờ của lứa đôi. Nó đã ca ngợi tình nghĩa thủy chung son sật của người phụ nữ Việt Nam.
 
         Ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài lấy hình tượng “thuyền và bến” để nội về tình thương nỗi nhớ trong biệt li xa cách:
 
“Thuyền đi để bến đợi chờ,
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.
Chẳng nên tình trước nghĩa sau,
Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền”
 
         Bài ca dao “Thuyên ơi có nhớ bến chăng” là tiếng đồng vọng của lòng người vào thời gian năm tháng. Nó giàu giá trị nhân bản phản ánh một thời li loạn và bi kịch cuộc đời. Với giai điệu ngọt ngào thiết tha, nó ca ngợi tấm lòng đôn hậu, tình nghĩa thủy chung của những người vợ, người mẹ trong xã hội.
 
        Thuyền và bến là hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp nhân văn, thể hiện một cách độc đáo cảm hứng nhân đạo về tình thương nỗi nhớ, khát vọng được sống trong sum họp yên vui hạnh phúc của lứa đôi. Nó mãi mãi là bài học vô giá về tình nghĩa thủy chung và lòng biết ơn những người mẹ, người chị, người vợ quê ta.
 
         Cái hay cái đẹp của bài ca là tính hàm súc, tính truyền cảm, và tính hình tượng. Cuốn “Ngữ văn 7 – tập 2”, văn bản bài ca dao này được ghi như sau:
 
“Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
 
         Hai chữ “thuyền về” đã làm cho bài ca trở nên nhạt nhẽo và vô nghĩa.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top