Bài làm 1
Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.
Nhà tù thực dân Côn Đảo là một địa ngục trần gian. Bọn thực dân dùng nơi này để đày đọa những con người yêu nước ưu tú hòng làm nhụt chí khí đấu tranh của họ. Trong đó, đập đá là một trong những công việc cực nhọc mà người đi đày phải làm. Phan Chu Trinh cũng ở trong số tù khổ sai ấy. Nhưng giữa nắng gió biển khơi khắc nghiệt, người tù Phan Chu Trinh đã dựng lên cả một tượng đài bằng thơ thể hiện một vẻ đẹp lẫm liệt, phong thái cứng cỏi ngang tàng của người anh hùng cứu nước. Bốn câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh tượng đập đá của người tù và cũng bằng những hình ảnh ấy mà khắc họa dáng vóc phi thường của người anh hùng đấng nam nhi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận "làm trai" đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: "Làm trai cho đáng nên trai". Nguyễn Công Trứ thì viết: "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông; Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể". Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: " Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời"… Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Chu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: "… đứng giữa đất Côn Lôn" là "đứng giữa" biển – trời – đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", “đập bể mấy trăm hòn". Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.
Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:
Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chỉ kể việc con con!
"Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.
Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.
Bài làm 2
Phan Châu Trinh (1872 – 1926), người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập đầu thế kỷ thứ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thết ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kè vả trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
Nhan đề bài thơ là Đập đá ở Côn Lôn nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chông sưu thuế nổ ra ở Trung kỳ, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo.
Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thử thách nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn lừng lẫy làm cho lở núi non. Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ làm cho lở núi non thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ đánh tan và đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá năm bảy đống và mấy trăm hòn, đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (tháng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã thể hiện hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. Thân sành sỏi và dạ sất son là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Các từ ngữ: bao quản và càng bền biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp trong nhiều bài thơ trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.
(Trích Bốn tháng rồi – Nhật ký trong tù)
Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vá trời) mà không thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đáy gian nan chỉ là việc con con không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chí sĩ:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian na chi kể việc con con.
Đập đá ở Côn Lôn tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để giải bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất và hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn này. Cái tâm, cái chí của chí sĩ Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Bài làm 3
Tương tự như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong chốn tù đày.
Nhan đề bài thơ gợi lên cảnh lao động khổ sai của tác giả và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam và đày đọa ở Côn Đảo. Sau sự kiện chống thuế ở Trung Kì, năm 1908, Phan Châu Trinh và một sốchiến sĩ bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo với án khổ sai chung thần.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Bốn câu thơ đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thách thức nhưng không phải là thấp hèn mà là lừng lẫy, không những thế còn lừng lẫy làm cho lở núi non. Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, bất khuất trước quân thù. Câu thơ thứ hai thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh đày đọa của quân thù. Các động từ đánh tan, đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá, vừa thể hiện một quyết tâm, một ý chícăm thù giặc. Đó là quyết tâm phá tan cảnh ngục tù, lật đổ ách thống trị của bọn thực dân tàn bạo. Câu thứ ba và thứ tư đối nhau làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ, các sốtừ trong câu đã tạo nên vẻ đa nghĩa cho bài thơ: .
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu năm và sáu đôi nhau rất chỉnh. Tác giả lấy thời gian bị giam cầm (tháng ngày)đối với gian truân, thử thách (mưa nắng); lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần sắt thép (dạ sắt son). Nghệ thuật đối làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.
Thân sành sỏi và dạ sắt sonlà hai hình ảnh ẩn dụ thể hiện một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cao quý của tác giả:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Các từ bao quản và chi sờn biểu thị một thái độ chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, thái độ thách thức với cảnh ngục tù của quân thù. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vá trời) mà không thành (lỡ bước). Hình ảnh những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang đã được khắc họa một cách thú vị. Chuyện tù đày được xem là con con, không đáng kể. Hai câu cuối toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của người chí sĩ yêu nước:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kề việc con con!
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca viết trong ngục tù của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng,ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị, vừa cổ kính sang trọng. Tác giả đã lấy thơ để giãi bày cái tâm, cái chí của mình, sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với sự nghiệp cứu nước, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày. Đó chính là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
Hình tượng người chiến sĩ yêu nước vào đầu thế kỉ XX được thể hiện như thế nào trong hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và Đập đá ở Côn Lôncủa Phan Châu Trinh.
Bài làm 4
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX có những bước phát triển mới với những hoạt động sôi nổi phong phú. Tiên phong trong phong trào văn học thời kì này là các nhà Nho yêu nước tham gia phong trào cách mạng. Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác’’ của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn củacuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
(Phan Bội Châu)
Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(Phan Châu Trinh)
Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nôlệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.
Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chôn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
(Phan Châu Trinh)
Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.
Bài làm 5
Không phải chi sau này, Côn Lôn hay Côn Đảo mới được nhắc tới như một cái tên gắn liền với khí phách, với sự gan dạ, anh hùng của những chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước. Ngay từ nhừng năm đầu thế kỉ, khi thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ trên đất nước ta, cùng với việc hoàn thiện bộ máy cai trị, chúng đã biến Côn Lôn thành nơi giam giữ nhừng người tù cách mạng. Tinh thần phản kháng mãnh liệt của nhân dân ta luôn luôn là sức mạnh to lớn, mà kẻ thù lúc nào cũng phải kinh hoàng, đối phó và đàn áp. Cùng với những cái tên như Sơn La, Lao Bảo… Côn Lôn còn là nơi ghi dấu bao tội ác bạo tàn của thực dân đế quốc, bao đau thương chết chóc của những lớp tù nhân: Roi đế quốc báng súng trường quất xé thịt hi sinh của những kiếp đi đày…
Nhưng trong bài thơ Đập đả ở Côn Lôn của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, trừ hai tiếng “Côn Lôn”, dường như không còn một từ nào khác nói về việc tù đày, giam hãm. Ai đã một lần đến Côn Lôn, nhìn những hầm giam, chuồng cọp, những tòa nhà dành cho cai ngục, chúa đảo… xây bằng đá kiên cố – mà ngày nay nhiều cái đã trở thành di tích lịch sử – hẳn có thể hình dung bao mồ hôi xương máu của những người tù nhiều thế hệ đã xây nên dưới đòn roi báng súng kẻ thù. Công việc đập đá khổ sai ấy lại được nói đến trong bài thơ bằng một giọng nhẹ nhõm, đầy tự chủ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Không một chút bóng dáng của một kẻ tù đày, mà ngược lại, là tư thế hiên ngang của một con người đầy đủ ý thức về mình, làm trai, trong thời ấy, chĩ những người đã biết được cuộc sống có ý nghĩa, biết hiến dâng cuộc đời mình cho một mục đích cao quý mới có thế nói về điều đó, về chí nam nhi của con người. Chính là mục đích cứu nước, giải phóng dân tộc mà người trai ấy mới phải đến Côn Lôn, mới sa vào tù ngục, nhưng điều đó đối với anh là chuyện bình thường. Thậm chí câu thơ còn như đượm một vẻ tự hào, kiêu hãnh: “Anh đang đứng giữa đất Côn Lôn”, đứng ở vị trí đối mặt với kẻ thù, ở ngay nơi mà kẻ thù tưởng có thể giam cầm, đày đọa, có thế làm cho anh khuất phục, sợ hãi. Không những thế, ngay ở nơi ấy, người chiến sĩ yêu nước vẫn còn có thể làm nên những chuyện “kinh thiên động địa”.
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Theo luật thơ Đường, hai câu thơ đầu tiên (thường gọi là hai câu “đề”) là hết sức quan trọng, nó vừa phải nêu được ý khái quát của toàn bài, vừa mơ ra dược những gì sẽ nói rõ, nói sâu hơn trong những câu sau. Ở đây, phần “đề”, đã vừa nêu đầy đủ sự việc chính sẽ đề cập đến trong bài: đập đá (mà là đá núi: “lơ núi non”) ở đất Côn Lôn, vừa thể hiện tư thế, khí phách hiên ngang chủ động của con người: đứng giữa… lừng lẫy làm cho… Đồng thời giọng điệu ngang tàng nhẹ nhõm của nó còn giúp cho ta nhận ra cái chất “thơ khẩu khí” vốn hay gặp trong thơ ca của cha ông ta xưa. Loại thơ này thường viết về một sự vật, một sự việc bình thường, nhiều khi rất nho, dế gửi gắm trong đó một triết lí, một suy ngẫm, có khi là cả một lí tưởng sống của tác giả (như bài Tùng của Nguyễn Trãi thế kí XV, một số bài thơ của Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ…) và gần hơn là những bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ yêu nước, loại thơ này thường có hai nghĩa: một nghĩa tả thực, một nghĩa ẩn, và cái tài của người làm loại thơ này là bao giờ cũng tìm được từ ngữ, hình ảnh thể hiện đầy đủ sinh động và sâu sắc cả hai nghĩa đó. Trong những câu tiếp theo (hai câu “thực” có nhiệm vụ giải thích, miêu tả trực tiếp cái mà hai câu “đề” đã nêu lên, hai câu “luận” là mơ rộng nâng cao nó) ta vẫn gặp chủ đề “đập đá” ấy với những chi tiết rất cụ thể: xách búa, ra tay…, năm bảy đống, mấy trăm hòn… có thể hình dung thật rõ công việc nặng nhọc, hoàn toàn thủ công của người tù, cái búa trong tay, núi đá vôi chất ngất, ngày tháng triền miên, nắng mưa dầu dãi… Nhưng đó chỉ là lớp thứ nhất, đơn giản, và tác giả hoàn toàn không muốn dừng lại ở đó. Phải thấy ở đây vần là tư thế chủ động, là sức mạnh tiến công của người tù: Xách búa đánh tan…, Ra tay đập bể… những “đống”, những “hòn” ấy cũng còn là hình ảnh ẩn dụ của những bất công, áp bức thống trị của kẻ thù. Sự nghiệp yêu nước, cứu nước của người chiến sĩ không vì tù đày giam hãm của kẻ thù mà đứt đoạn. Như Phan Bội Châu viết: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù… nhà tù đế quốc phong kiến chỉ là nơi rèn luyện, hun đúc hơn phẩm chất, chí khí người chiến sĩ. Gian nan mưa nắng chỉ thêm tôi luyện thân sành sỏi, dạ sắt son của người đập đá. Đến hai câu “luận” (câu 5 và câu trong bài) thì lớp thứ nhất của các từ liên quan đến “đập đá” đã mờ đi, tuy vẫn giữ mối liên hệ lô gích chặt chẽ (“sành sỏi” phải chăng là phần rắn nhất của đá được gọt mài qua năm tháng, cũng như “sắt son” là phần thuộc tính vững bền của đá đã được nâng lên thành hình tượng?). Hai câu thơ như nắng xuân, đằm chắc, một lời thề nguyện lòng nhủ với lòng. Để rồi đến hai câu kết (vốn có nhiệm vụ khép bài thơ, nhưng chỉ khép lời mà mở ý, như một nhà thơ đời Đường ở Trung Quốc đã nói… phần mở như pháo trúc kêu vang mà thông suốt, phần kết như đánh chuông trong âm mà vang xa, hình ảnh con người “đập đá” đã được nâng lên thành một hình tượng kì vĩ lớn lao của những người làm công việc làm thay đổi vũ trụ, những kẻ vá trời. Đối với nhừng con người như vậy, bên cạnh những lo toan lớn lao cho dân tộc, cho đất nước, những gian nan đày đọa của cảnh tù đày chỉ là việc cỏn con, làm sao có thế lay chuyến, lung lạc được con người! Hình ảnh người tù nhân dập đá (vôn đã mờ nhạt trong lớp nghĩa thứ nhất), hoàn toàn không còn nữa, chi thây sừng sừng và cao đẹp hình ảnh của một con người ung dung tự tại, bất khuât kiên cường. Khí phách của người chiên sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn cũng chính là khí phách tiêu biểu cho truyền thống anh dũng kiên cường của dân tộc Việt Nam, khí phách ấy sau này ta còn gặp trong thơ văn yêu nước của các chiến sĩ cộng sản trong tù mà tiêu biểu tả Nhật kí trong tù của Bác Hồ.
Trong cuộc đời hoạt động yêu nước của mình: cũng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh luôn ý thức được sức mạnh to lớn của văn học, và nhiều tác phẩm được ông viết với mục đích tuyên truyền kêu gọi đấu tranh. Tài năng và lòng yêu nước cháy bỏng của Phan Châu Trinh, cũng như Phan Bội Châu đã làm cho các tác phẩm mà các ông để lại có giá trị, có sức sống lâu bền của các tác phàm văn học lớn. Riêng bài Đập đá ở Côn Lôn, có lẻ khi viết, nhà thơ không hề cân nhắc băn khoăn về niêm luật, cùng không nhằm mục đích kêu gọi, tuyên truyền thuyết phục ai… Bài thơ là tiếng nói của tâm hồn, của khí phách con người trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng lại là tâm hồn, khí phách tiêu biểu cho cả một thời đại, một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục. Chính vì vậy, bài thơ đã và sẽ có giá trị bền vừng mãi mãi với thời gian…Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bơi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.
Bài thơ thế hiện khí phách của một người xem thường mọi thứ thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại.
2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
-Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bễ” (Nguyễn Công Trứ),… Đó là niềm kiêu hành, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai cùa mình: đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biến rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thô hiên ngang, sừng sững. Từ câu thứ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
-Miêu tả công việc đập đá: bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”…
Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
3. Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cánh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giừ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nôn một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng deo dai, bền bi và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thế làm được. Những thử thách trên bước đường chiên đấu bị Phan Châu Trinh coi như là nhừng “việc con con”, không làm ông nhục chí.