Trang chủ » Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Quê hương lớp 8 hay nhất

Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Quê hương lớp 8 hay nhất

Bài làm 1
 
Có người ví một tác phẩm văn học như con người mà nội dung là thể xác, nghệ thuật là tâm hồn. Nếu quả như vậy thì đoạn thơ:
 
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
 
…….
 
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
 
                                          (Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương)
 
là “con người-thơ” thực sự, kết hợp bởi cả thể xác và tâm hồn. Đoạn thơ in dấu ấn trong người đọc chính vì “tâm hồn” nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng:
 
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
 
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
 
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
 
Bầy chim non bơi lội trên sông
 
Lối dùng từ láy và đảo ngữ tạo cho hai câu thơ trên sự nhịp nhàng, uyển chuyển như nhịp đi của cảm xúc tâm trạng tác giả. Hơn thế nữa, lối đảo ngữ đó còn chạm khắc rất rõ nét trước mắt ta, hình ảnh bên con sông. Cảnh sinh động, rộn rã lạ thường:
 
…. ríu rít tiếng chim kêu
 
…. chập chờn con cá nhảy
 
Cuộc sống của chim trên cạn, cá dưới nước được tái hiện linh hoạt, giàu hình ảnh. Từ láy “ríu rít” gợi ra âm thanh trong trẻo, đông vui, “chập chờn” ghi lại hình ảnh từng chú cá nhảy lên rồi lại lặn xuống. Cảnh thật vui tươi, sống động.
 
Bầy chim non bơi lội trên sông
 
Lối vật hóa kết hợp cùng ẩn dụ một cách hài hòa, nhuần nhị đã diễn đạt khá thành công ý nghĩ về sự thơ ngây, hồn nhiên của tuổi thơ tác giả. Trong hồi ức của ông, ngày đó, ông và bạn bè hết sức vô tư và non dại, cứ ngây thơ như “bầy chim non”. Nghệ thuật đó còn bộc lộ cả tình yêu, thái độ trìu mến của nhà thơ với những kỉ niệm thời niên thiếu. Chỉ một khổ thơ bốn câu nhưng đã nói với chúng ta bao điều về tuổi thơ tác giả. Đó là tuổi thơ hòa mình với tiếng chim trong veo, hót “ríu rít”, gắn với con cá, mặt nước, bạn bè… thật đẹp, thật đáng nhớ, đáng yêu:
 
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
 
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
 
Thật khó tìm được bài thơ nào viết về con sông mà có những hình ảnh tuyệt đẹp, hết sức độc đáo đó. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ kết hợp nhuần nhuyễn. Từ hình ảnh thực: tác giả ôm nước và tắm giữa lòng sông, nhà thơ đã nâng lên thành hình ảnh đặc sắc, có tầm nghĩa khái quát cao hơn. Đó là con người tác giả và con sông rất gắn bó với nhau, mật thiết như là anh em, máu thịt của nhau. Cả hai đến với nhau cùng nhau giao hòa cộng hưởng, dành cho nhau khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của tuổi trẻ. Phải yêu sông lắm, thực sự gắn bó với sông, Tế Hanh mới có được kỉ niệm, và lưu giữ được những kỉ niệm đó, gửi gắm được vào những dòng thơ tuyệt vời, giàu hình ảnh đến như vậy.
 
Đoạn thơ khép lại:
 
Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
 
Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông
 
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
 
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
 
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
 
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
 
Từ “kẻ” được lặp đi lặp lại đến hai lần, nó vừa có ý nghĩa nhấn mạnh về sự chia xa, tản mát của bạn bè, vừa ẩn chứa sự tiếc nuối vô hạn của tác giả vì kỉniệm tuổi thơ nay đành gác lại, trả về thời gian, dĩ vãng.
 
Khi so sánh “lòng tôi như mưa nguồn gió biển” hẳn nỗi nhớ trong lòng tác giả đang cuộn lên dâng tràn dào dạt. Hình ảnh ấy giúp ta “thấy” được nỗi nhớvốn vô hình vô ảnh, giúp ta nắm bắt được tâm trạng, nỗi lòng nhớ nhung của tác giả khi nghĩ về dòng sông ở quê hương.
 
Đoạn thơ có cái gì như ngậm ngùi, chua xót, nuối tiếc những kỉ niệm ấu thơ. Không buồn sao được khi chuỗi ngày tươi đẹp gắn liền với dòng sông quê hương giờ không thể nào, không bao giờ có lại được. Tác giả tiếc như tự mình đánh mất một cái gì vô cùng quý giá, vô giá. Kỉ niệm với bao khoảnh khắc “khi bờ tre…”, “khi mặt nước…”, điệp từ “khi” chỉ ra bao khoảng thời gian giờ đành im lặng nghẹn ngào.
 
Đoạn thơ trên, với nghệ thuật đa dạng, phong phú đã ghi lại tấm lòng “nhớ con sông quê hương” của tác giả, và đó cũng đồng thời là nỗi nhớ, tình yêu nước thiết tha, sâu nặng của tác giả, người con đất Việt.
 
Bài làm 2
 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
 
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng được nhân hóa  thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.
Mình đã phân tích rất kĩ rồi, các bạn ủng hộ cho mk 5 sao nhé
 
Bài làm 3
 
Đối với văn chương thì đề tài về quê hương luôn là đề tài được các tác giả khai thác rất nhiều. Mỗi một tác giả lại có cách nhìn khác đối với đề tài này. Những tác giả thành công khi viết về quê hương có Tế Hanh, Đỗ Trung Quân, Giang Nam. Và ở đó, ta thấy sự nhẹ nhàng, chân thật của bài thơ Quê hương được viết bởi Tế Hanh khiến ta cảm thấy rung động, xao xuyến về nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người.
Hai tiếng “ quê hương” thật thân thương mà gần gũi, tác giả đã dùng để làm nhan đề của bài thơ. Hai câu thơ mở đầu bài thơ mang đến cảm xúc mộc mạc, chân thành:
 
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
 
Nước bao vây cách biến nửa ngày sông.
 
Đọc hai câu thơ, ta cảm thấy đây như một lời tâm tình rất đỗi bình dị, nhưng cũng đủ để chúng ta hình dung được nơi tác giả đang sống là vùng biển, nơi người dân làm nghề chài lưới. Những hình ảnh giản dị, nước, biển, đặc trưng của làng quê chài lưới khiến cho tác giả mỗi khi xa quê hương đều mong nhớ về.
 
Tiếp theo, những câu thư gợi lên một khung cảnh tuyệt đẹp ở vùng biển mỗi sớm mai thức dậy. Sự tinh tế của từng câu chữ khiến cho vần thơ trở nên tuyệt đẹp:
 
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 
Những từ ngữ giàu tính liệt kê không gian thanh bình của biển cả vào buổi sáng sớm như gió nhẹ, sớm mai hồng…có lẽ chính là những điều còn lưu giữ lại trong tâm trí tác giả về quê hương nơi minh sinh ra. Và ở đó, hoạt động vẫn diễn ra thường xuyên vào mỗi buổi sáng chính là “ bơi thuyền đi đánh cá” đã được tác giả miêu tả rất mạnh mẽ và khỏe khoắn.
 
Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
 
So với những câu thơ ở trên, hai câu thơ này trơ nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn hẳn. Tác giả sử dụng động từ hăng, phăng, cùng phép so sánh độc đáo khiến cho khung cảnh đoàn trai tráng đi đánh cá trở nên giàu đường nét và cá tính. Động từ phăng đã gợi lên sự khéo léo, tinh tế nhưng mạnh mẽ của những chàng trai vùng biển.
 
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 
Đến hai câu thơ này, nhịp thơ lại trở nên nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh cánh buồm trở nên đậm chất thơ và mang một hồn thơ lãng mạn. Tế Hanh dùng phép so sánh cánh buồm như mảnh hồn làng có sức gợi tả rất sâu sắc. Bởi có lẽ cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của những người làm nghề chài lưới. Sự so sánh tưởng như hữu hình nhưng vô tình lại làm nên một sự sáng tạo nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Cánh buồm cùng những con thuyền đã mang lại cả tình yêu, hạnh phúc cũng như hi vọng về cuộc sống của người dân.
Tiếp đến, khung cảnh người dân trở về và chào đón những thành quả lao động sau những giờ làm việc vất vả được tác giả miêu tả chân thực và đầy niềm vui tươi:
 
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 
Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe
 
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
 
Không khí vui tươi, hứng khởi được tái hiện qua hình ảnh dân làng ồn ào tấp nập. Nhưng con cá tươi ngon nằm im lìm là những gì mà họ đã đạt được sau một ngày lao động miệt mài hết công suất. Và trong khung cảnh đó, không thể thiếu được hình ảnh những người dân lao động khỏe khoắn:
 
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
 
Những con người mạnh mẽ, đậm chất biển, khỏe khoắn nhưng cũng rất chân chất, mộc mạc, đúng chất những con người vùng biển chài lưới quanh năm vất vả. Và những hình ảnh, con người ấy chính là những điều khiến tác giả không thể nào quên, dù có đi nơi đâu vẫn cứ nhớ về quê hương:
 
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
 
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
 
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
 
Khổ thơ này khiến cho người đọc cảm nhận sự nghẹn ngào, dạt dào tình cảm của tác giả khi nhớ về quê hương yêu dấu, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Dù ở bất cứ nơi đâu thì những hình ảnh ấy vẫn cứ hiện lên không thể xóa mờ.
 
Có thể nói, bài thơ Quê Hương của tác giả Tế Hanh không chỉ là tấm lòng của riêng tác giả, mà cũng chính là cảm xúc của những người con khi xa quê hương, đều sẽ nhớ về nơi mà chúng ta đã sinh ra, và dành cho nơi đó một thứ tình cảm thiêng liêng, trân trọng nhất.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top