Trang chủ » Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ lớp 8 hay nhất

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ lớp 8 hay nhất

Bài làm 1
 
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc họa sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái dám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sáng lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh. Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nông dân bây giờ. Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở, chị Dậu một thân một mình chạy vạy ngược xuôi để lo suất Sưu cho anh Dậu. Đường cùng, chị đã phải đứt ruột, gạt nước mắt mà bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán gánh khoai mới đủ tiền nộp suất SƯU để chồng được tha về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp cả suất SƯU của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đẩy gia đình chị đến cùng cực.
 
Anh Dậu về nhà nhưng lâm vào tình trạng thập tử nhất sinh. Bà hàng xóm tốt bụng ái ngại cho cảnh đói nhà chị Dậu mang cho bát gạo để nấu cháo. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là cảnh buổi sớm hôm sau. Khi anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lức này phải đốì mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới bị bắt trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ mà lại bị trói bị đánh nữa chắc anh không sống nổi. Không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị, tên cai lệ bất nhân nhất định xông vào trói anh Dậu. Hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có gì khác ngoài đánh, trói. Hạng người này trong chế độ thực dân, phong kiến sẽ thành thứ công cụ thực sự, không còn là người, ơ cái làng Đông Xá ấy, cai lệ thỏa sức hoành hành, tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn thể hiện tính chuyên nghiệp trong cướp bóc, hà hiếp dân lành. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng qua những gì hắn làm, có thể nói hắn là hiện thân đầy đủ, rõ rệt cho cái “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền lúc bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”,… Hành động của hắn như một con thú dữ. Bản tính ác thú của tên này thể hiện cả ra ngôn ngữ: khàn khàn, quát, thét, hầm hè, nham nhảm… Tiếng của hắn đâu phải là tiếng người! Nếu là người thì hắn đã phải mủi lòng trước cảnh một người ốm nặng, đã động lòng trước những lời van xin tội nghiệp của chị Dậu, hắn đã biết thương hại… Đằng này, dường như hắn không có khả năng hiểu được ngôn ngữ của con người, hắn đáp lại những lời van vỉ của chị Dậu bằng chửi, đánh. Thật táng tận lương tâm! Chỉ xuất hiện trong một thoáng chốc song nhân vật cai lệ dã được Ngô Tất Tố khắc họa một cách rõ nét, sống động hệt như một con thú ác thực sự, đang sống. Làm sao những người dân lành có thể sống yêu ổn được dưới roi song, tay thước, dây thừng của hạng người đểu cáng này! Thế mà chị Dậu đã phải sống, cả nhà chị Dậu đã phải sống và nói rộng ra, cả cái làng Đông Xá này đã phải sống, tất cả những người nông dân ở biết bao cái làng khác cũng đã phải sống. Chỉ có điều sống dở chết dở, sống đau sống đớn mà thôi! Chị Dậu thương chồng, con hết mực. Bát cháo chị nấu cho anh Dậu và cử chỉ “rón rén bưng”, “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” cho thấy nét đẹp trong bản lĩnh phụ nữ của chị. Và, vẻ đẹp của chị Dậu còn được thể hiện một cách đặc sắc khi một mình chị phải đứng ra đương đầu với lũ ác là tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Như những người phụ nữ nông dân khác, chị Dậu có thể cam chịu, nhẫn nhục. Chị đã phải “van xin tha thiết” trước bọn người đang nhân danh “nhà nước”, mặc dù là sự nhún chịu trước sự vô lí, bất nhân (đánh vào người đã chết). Chỉ đến khi tên cai lệ bất chấp, lại còn bịch vào ngực chị, xông đến trói anh Dậu thì “tức quá không thể chịu được”, chị đã “liều mạng cự lại”. Cái tài của Ngô Tất Tố là đã miêu tả rất tinh những diễn biến trong tâm lí và hành động của chị Dậu, để nó thế hiện ra chân thực trước mắt người đọc. Có thể xem quá trình diễn biến ấy có hai giai đoạn: từ chịu đựng nhẫn nhục đến phản kháng mãnh liệt. Thoạt đầu chị xưng cháu, gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại những lời lễ phép thấu tình của chị, cai lệ quát: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” rồi: “Ông sẽ dỡ cả nhà mày đi”, chưa hết: “Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Đến lúc này, chị Dậu vẫn một mực tha thiết: “Cháu van ông,…,ông tha cho!”. Đến mức như thế nhưng cai lệ không những không mủi lòng mà còn xông tới đấm vào ngực chị Dậu. Đến đây, mới thấy bắt đầu những dấu hiệu phản kháng của người phụ nữ này: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “Không thể chịu được” nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với thế lực áp bức. Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng, chị xưng, gọi mày với tên cai lệ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”… Từ cháu – ông đến tôi – ông và bây giờ là bà – mày, niềm căm giận đang bốc lên ngùn ngụt trong chị. Căm thù, khinh bỉ tột độ, chị sẵn sàng đè bẹp kẻ thù với sức mạnh của một “bản năng sống” mạnh mẽ. Sức mạnh ấy được phóng ra như một năng lượng tiềm tàng thành những hành động: túm lấy cổ, ấn giúi ra cửa, túm tóc, lẳng. Trước sức mạnh ấy, hai tên tay sai đã thất bại thảm hại. Ngô Tất Tố miêu tả rất sống động cảnh chị Dậu tay không đánh bại hai tên tay sai đang lăm lăm vũ khí. Lòng căm phẫn, tình yêu thương chính là cội nguồn sức mạnh phản kháng mãnh liệt mà chị Dậu đã cho thấy những hành động cục súc, ác ôn của tên cai lệ là nguyên nhân trực tiếp, “châm ngòi nổ” cho hành động vùng lên của chị Dậu. Nhưng sâu xa hơn, căn bản hơn, chính là tình thương trong chị đã biến thành sức mạnh. Một người phụ nữ nghèo khổ, quen nhẫn nhục hi sinh đã dám đứng thẳng lên với một sức mạnh phản kháng phi thường. Vẻ đẹp nhân cách của chị Dậu đã được thể hiện rõ nét. Thì ra, đằng sau sự khiêm nhường, vị tha, mộc mạc, nhẫn nhục, trong con người ấy vẫn tiềm tàng ẩn chứa một sức sống dồi dào, mãnh liệt. Sức sống ấy được bộc lộ ra bằng sự phản kháng quyết liệt như ta đã thấy. Nó chứng minh một chân lí của muôn đời: có áp bức thì có đấu tranh — điều mà nhân dân ta đã tổng kết trong một hình ảnh giản dị: “Tức nước vỡ bờ”. Ngòi bút Ngô Tất Tố đã đạt đến một trình độ điêu luyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ: từ sự khéo léo trong khắc họa nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh u ám, đen tối của Tắt đèn. Những gì chúng ta được chứng kiến trong đoạn trích dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng Tám.
 
Bài làm 2
 
Ngô Tất Tố( 1893-1954) quê ở làng Lộc Hà huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.Ông là một nhà nho sống ở nông thôn có vốn hiểu biết Hán học sâu rộng,ông nổi tiếng trong rất nhiều lĩnh vực điển hình là lĩnh vực văn học.Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám 1945.Tác phẩm Tắt đèn phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời.Ta cũng có thể hiểu tác phẩm tắt đèn chính là bức tranh nông thôn thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới chế độ pháp thuộc.
 
Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loại nhân vật.Từ vợ chồng lão Nghị Quế bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách,rồi là Quan phụ mẫu bì ổi bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa.Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở cái bản chất tàn ác và đê tiện.Đây là những tầng lớp đại diện cho phong kiến thống trị lúc bấy giờ.NGô Tất Tố đã thành công trong việc xây dựng nhân vật người phụ nữ nông dân thông qua nhân vật Chị Dậu,số phận tuiur cực của người nông dân bị áp bưc,bóc lột,bị dồn đến bước đường cùng.
 
Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm,nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với những gia đình Chị Dậu trong mù sưu thuế.Quan trên về tận làng đốc thuế,bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những nhà chưa nộp thuế để đánh trói,cùm kẹp.Chị Dậu đã phải bán khoai,bán chó,bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả thuế cho cả người em đã khuất từ năm ngoái.Thành  ra anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha anh Dậu lại còn đang ốm đau bệnh tật sau trận đòn bị bọn chúng đánh tưởng đã chết từ đêm qua.Mở đầu là cảnh Chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn nhà lí trong làng đánh đập,chị đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh vẫn không thể tránh được sự hành hạ dã man của bọn thống lí.Có thể thấy được tình cảnh yêu thương chồng con của chị mới thấy được sự dũng cảm quên mình của chị.Chị chạy  ngược xuôi vay được nắm gạo rồi nấu cháo loãng cho chồng,chị múc cháo ra mấy cái bát sứt cũ kĩ  quạt cho nguội rồi ân cần chăm sóc: Thầy em cố dậy ăn ít cháo cho đỡ xót ruột trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết.
 
Thân là phụ nữ nhưng chị đã trở thành trụ cột của gia đình đang khốn khổ vì sưu thuế.Chồng thì bị đánh đập gông cùm một tay chị chèo chống,vay mượn bán tất cả những gì có thể bán được kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi bị hành hạ,chị đã mất bao công sức để cứu chồng nhưng bây giờ anh như cái xác không hồn.Giữa lúc anh Dậu đang bưng bát cháo kề vào miệng thì đám lí trưởng lao vào nhà với những roi song tay thước dây thừng bắt anh phải đóng thuế,quá bất ngờ anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì chỉ còn lại một mình chị Dậu thân phụ nữ đốiphó với đám lí trưởng.
 
Ban đầu khi bọn chúng lao vào nhà chị vẫn nhẫn nhịn van nài xin cháu van ông nhà cháu vừa mới chỉ tỉnh được một lúc ông tha cho,cách xưng hô của chị dậu là cách xưng hô của kẻ dưới người trên biểu hiện sự hạ mình của người dân trong xã hội cũ.Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy lại chỗ anh Dậu đang nằm định bắt trói anh một lần nữa thì Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng níu tay tên cai lệ mà van nài: Cháu xin ông,mọi lời nói và hành động của Chị Dậu lúc này đều nhằm mục đích bảo vệ chồng.
 
Đến khi đã chạm giới hạn của sự chịu đựng thì tính cách của Chị Dậu đã được bộc lộ.Mặc kệ cho chị van xin nài nỉ nhưng tên Cai lệ chỉ đáp lại những lời van xin ấy là những cú đấm thô bạo rồi lao vào trói anh Dậu thì chị lúc này không thể chịu được nữa rồi chị đã gồng mình và chống chọi.Sự gồng mình ày là kết quả của sự chịu đựng lâu dài tàn ác và bất công.Người đọc cảm thấy vô cùng thương xót cho thân phận của chị.
 
Lúc đầu chị dùng lí lẽ để đối lại với bọn chúng: chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ lúc này chị không còn hạ mình xưng cháu nữa mà thay vào đó là tôi-ông ngẩng cao đầu và nhìn vào mặt đối thủ.Từ vị thế thấp hèn của kẻ ở dưới Chị Dậu đã trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay luôn hành hạ mình.Nhưng chúng vẫn lôi anh Dậu đi lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá hạnh phúc gia đình chị.
 
Hoàn cảnh đã buộc chị phải đứng lên chống trả khi tên Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem.Không còn là tôi-ông nữa đã chuyển sang bà với mày điều này thể hiện thái độ căm tức khinh bỉ đến cao độ đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương.Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa sức khỏe của tên đàn ông nghiện không thể bằng sức khỏe của người đàn bà lực điền hắn ngã chổng quèo trên mặt đất.
 
Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ và tên cai lệ và người nhà lí trưởng anh Dậu sợ quá muốn dậy can nhưng không được vì mệt quá vừa run vừa kêu:u nó không được thế người ta đánh mình không sao,mình đánh người ta là phải tù…nhưng chị không chấp nhận điều vô lí đó chị quát lên: Thà ngồi tù,để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được…Câu nói này của chị thể hiện thái độ không chịu cúi đầu mãi suốt được,không mãi chịu được cảnh áp bức nữa.
 
Bằng quan niệm và hiện thực mạnh mẽ tác giả đã thể hiện được sức mạnh to lớn của nó.Có thể nói đoạn trích tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay tiêu biểu cho bút pháp hiện thực tài tình của Ngô Tất Tố,ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc.Chị Dậu mộc mạc hiền dịu vị tha nhưng không hề yếu đuối ngược lại chị có một sức sống rất mãnh liệt một tinh thần phản kháng tiềm tàng.khi bị đẩy tới đường cùng chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt đó là thái độ cứng cỏi bất khuất,dám đối đầu với cái ác trong xã hội.
 
Bài làm 3
 
Ngô Tất Tố, nhà báo nổi tiếng, là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học phương Đông và về văn học cổ có giá trị. Ông còn là nhà văn có tài luôn gần gũi nông dân “chân lấm tay bùn” với những án văn bất hũ, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Tắt đèn”. Với cái nhìn sâu sắc, tài chọn lựa những nhân vật điển hình, nhà văn đã tái hiện hình ảnh thảm sầụ của nông dân Việt Nam, đồng thời “Tắt đèn” cũng chính là “cáo trạng” kể về tội ác của bọn quan lại, địa chủ và cường hào ác bá thời thực dân – phong kiến. Tiêu biểu cho cảnh thảm sầu đó là hình ảnh gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Dù sống trong cảnh khổ cực, tủi nhục ra sao thì chị Dậu vẫn là người phụ nữ chất phát, lương thiện, giàu đức hy sinh và tình chân thật của một người vợ và người mẹ. Và khi bị chế độ áp bức đẩy vào chân tường, chị đẫ dám chống lại bằng chính sức mạnh của mình qua đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ”.
 
Phân tích đoạn văn trích: “Tức nước vỡ bờ” để thấy rõ thêm phẩm chất cao đẹp đó, đồng thời có những suy nghĩ đúng của mình về sự thay đổi của người phụ nữ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
 
II. Vì thiếu sưu thuế mà anh Dậu bị bọn cường hào ác bá bắt giải ra đình hành hạ, đánh đập, bỏ nắng, phơi sương đến độ ngất xỉu. Vì bị sợ vạ lây nên bọn chung sai người nhà lý trưởng cõng cái xác không hồn của anh về trả cho gia đình chị Dậu. Trong cảnh khốn cùng, chị đã tìm mọi cách để cứu chồng tỉnh lại. Chỉ một hành động ấy thôi cũng đủ chứng tỏ chị có lòng thương yêu đậm đà đối với anh Dậu rồi. Anh Dậu vừa tỉnh lại thì trong nhà không có lấy một hạt gạo để cầm hơi. Chị phải vất vả ngược xuôi đi vay mượn ở hàng xóm được lon gạo về nấu cháo cho chồng. Cháo vừa chín, chị ngả mâm bát múc ra la liệt và “lấy quạt, quạt cho cháo mau nguội ” thì tiếng trống, tiếng tù và, tiếng chó sủa đã inh ỏi vang lên ở đầu làng. Hơn ai hết, chị đã một lần hiểu được sau âm thanh oan nghiệt kia chuyện gì sẽ xảy đến cho anh Dậu, cho gia đình chị. Bởi vậy chị càng băn khoăn, lo lắng. Qua lời đối thoại của chị với bà hàng xóm lúc bà hớt hải chạy qua khuyên chị nên mang anh Dậu đi trốn sưu, cũng đã làm rõ sự băn khoăn suy nghĩ đó. Chị trả lời: “thưa cụ cháu cũng nghĩ như cụ". “Nghĩ như cụ" là chị cũng định mang anh Dậu đi trốn sưu, nhưng vì anh “nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ", nên chị đã nấn ná để cho chồng húp ba miếng cháo lấy lại sức trước khi đi trốn. Cháo nguội, chị bưng một bát lớn rồi “rón rén” đặt cạnh chỗ anh Dậu nằm. Có cử chĩ nào đầy tình thương trong bước đi nhẹ nhàng của người phụ nữ chỉ vì muốn cho chồng mình được yên tĩnh trong những phút ốm đau. Chẳng những thế chị còn cố nài nỉ: “Thầy hãy cố dậy húp lấy vài húp cho đỡ xót ruột". Lời nói ấy chỉ có ở những người phụ nữ vừa giàu lòng thương yêu, vừa kính trọng chồng. Thêm vào đó “chị còn cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không?". Chỉ một cử chỉ đó cũng đủ cho người đọc thấy chị là con người hy sinh, lấy hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của chính bản thân mình.
 
Anh Dậu vừa bưng bát cháo đưa lên miệng húp thì tên cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập, hùng hổ tiến vào. Chúng hoạnh hoẹ, chửi bới, đe dọa, để cố đòi cho được tiền sưu.
 
“Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xải cũ:
 
– Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!".
 
Trước cử chỉ, giọng nối sặc mùi quan liêu, hách dịch nhưng vô cùng bệ rạc đó của tên cai lệ, anh Dậu hoảng quá “vợ để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì". Chỉ một mình chị Dậu tay nách con tìm cách đối phó. Những giây phút đầu tiên chị Dậu đã “run run” lo sợ, nhưng rồi chị đã bình tĩnh trỡ lại và cố tìm lời khôn khéo để vừa khất cho được tiền sưu thuế, vừa trả đũa lại kẻ thù. Chị đã tự hạ mình xuống hàng “con” “cháu” và tôn xưng kẻ thù là “ông”. Dù bị xâm phạm đến danh dự của cá nhân, của gia đình mình, bị đe dọa: “giời cả nhà mày đi" và bị chửi bới: “nói cho cha mày nghe đấy à”, thì chị vẫn cố nén sự tức giận của mình, vẫn cố chứng minh sự vô lý của việc chính quyền bắt nhà chị phải đóng sưu, vẫn cố van xin tha thiết:
 
Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất… và khi không thuyết phục được thì chị đã hé ra một chút liều để xin khất sưu:
 
Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”
 
Không đáp lại lời cầu xin, tên cai lệ ra lệnh cho người nhà lý trưởng “trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”. Người nhà lý trưởng “hình như không dám hành hạ một người” ốm nặng thì chính anh ta giật phắt sợi dây thừng đi đến chỗ anh Dậu. Lúc này chị Dậu mới “xám mặt”, ấy là màu sắc biểu hiện của người đang trong tâm trạng vừa sợ, vừa lo. Chị vội vàng đặt con xuống đất, chạy lại vừa đỡ lấy tay cai lệ vừa năn nỉ:
 
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
 
– Tha này! Tha này!
 
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
 
Đúng là một cảnh tượng sống động đã xảy ra giữa một người đàn ông có chút quyền lực với người nữ nông dân có con mọn hiếm thấy. Hành động của hắn như lửa đổ thêm dầu. Chị Dậu đã liều mạng cự lại. Lời nói của chị ở vị trí của một kẻ ngang hàng với kẻ thù và như ra lệnh “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”, và rồi chị nói như thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Xét về thái độ và ngôn ngữ, nếu cai lệ và người nhà lý trưởng ỷ thế cậy quyền, tỏ ra quan liêu, hách dịch thì chị Dậu là người biết thủ phận, nhịn nhục dù đang chịu sự bất công chèn ép. Điều ấy được biểu hiện ở những lời xưng hô ban đầu của chị. Thay đổi cách xưng hô ấy là diễn biến tâm trạng biểu hiện thành lời nói. Tự hạ mình thành hàng “con cháu”, “tôi”, và khi căm giận tới tột cùng thì chị đã xưng là “bà”, còn cai lệ từ vai “ông” biến thành “mày”. Không dừng lại ở lời nói, chị đã đáp trả bằng hành động khi cai lệ “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch”. Lấy bạo lực trừng trị bạo lực. Chị đã biến sự căm thù thành hành động tích cực nhất. Chị đã xông về phía tên cai lệ để: “túm lấy cổ ấn giúi ra cửa”. Người nhà lý trưởng thấy đàn anh của mình bị đánh ngã nên hắn lại xông vào. Với sức mạnh của nữ lực điền, chị nắm lấy tóc quẳng cho một cái, khiến “hắn ngã chòng queo ra thềm”. Chị vừa biểu lộ tinh thần đấu tranh, vừa chứng tỏ tiềm năng của những người nô lệ khi đã bị đẩy đến chân tường. Điều ấy càng được chứng tỏ ở câu trả lời của chị khi nghe anh Dậu nhắc đến chuyện “phải tù phải tội” khi đánh bọn người đi đòi sưu thế:
 
Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”
 
Chị Dậu đúng là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam sau lũy tre làng.
 
Khi bị quyền lực bất công dồn vào chân tường, họ biết vùng dậy. Dù là đấu tranh “tự phát” đánh bọn cai lệ người nhà lý trưởng để “thà chịu ngồi tù”, nhưng hành động đấu tranh của chị đã giúp ta nhận rõ thêm phần nào chân lý: “Nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh”, “Tức nước” (quyền lực bất công đàn áp) thì “vỡ bờ” (nhân dân vùng lên chống lại); thấy rõ sức mạnh tiềm tàng của phụ nữ Việt Nam.
 
Với nghệ thuật chọn lọc những chi tiết gây căng thẳng, miêu tả thật tự nhiên và đầy kịch tính, nhà văn Ngô Tất Tố đã làm xúc động người đọc qua nhân vật chị Dậu trong tác phẩm: “Tắt đèn” ông xứng đáng là người có công lớn trong việc hình thành và phát triển nền tiểu thuyết Việt Nam thuộc dòng văn học Hiện thực phê phán, thật xứng với lời nhận xét của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan rằng: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo", và của nhà văn Nguyễn Tuân: “Xui người nông dân nổi loạn".
 
Hiện nay phụ nữ đã biết đâu tranh giành quyền lợi thiết thực hàng ngày, vừa chống những hiện tượng tiêu cực để xây dựng xã hội vừa dạy dỗ con cái, biết lo cho chồng con và còn là những giáo viên dạy giỏi, thợ dệt tiên tiến, bác sĩ tận tụy trong việc làm để xây dựng đất nước. Họ cũng đã đồng lòng chung sức họp lại để đương đầu với mọi khó khăn trước mắt. Để khỏi phụ lòng những bà mẹ, những người chị đáng kính, em càng nỗ lực trong học tập, tích cực rèn luyện để sau này có đầy đủ tài năng về phẩm chất chống lại bất cứ một ai muốn dùng quyền lực để buộc con người hôm nay phải sống cảnh tủi nhục như chị Dậu đã phải sống.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top