Trang chủ » Phân tích giải thích câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần lớp 7 hay nhất

Phân tích giải thích câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Khi nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” thì các cụ ta có ý ám chỉ tính cách quan trọng trong tình nghĩa thuận hoà lối xóm, ngày ngày đi về thấy nhau, tháng năm gần gũi với nhau.
 
Trong Kinh Thánh cũng ghi một câu tương tự: “Far better a neighbor that is near than a brother far off.”
 
Trong khi đó thì Giám đốc Stephen Glaude của Hiệp hội Hàng xóm Quốc gia tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, lại thực tế hơn: “Hàng xóm là một loại bảo hiểm có giá trị tương đương với bảo hiểm tài sản, hoả hoạn hoặc sức khoẻ”.
 
Và theo hiền triết Khổng Tử: “Lý nhân vi mỹ. Trạch bất xử nhân, yên đắc trí”. Xóm có nhân hậu là xóm tốt. Người chọn chỗ ở mà chẳng chọn xóm nhân hậu thì làm sao gọi là trí được.
 
Thực vậy, hài hoà hàng xóm láng giềng không những cần thiết mà còn có lợi cho sức khoẻ. Cơ quan Y tế Thế giới định nghĩa sức khoẻ tốt là sự vẹn toàn về thể xác, tinh thần vài hài hoà xã hội, trong đó có hoà nhập với những người sống trong cùng khu phố.
 
Các nhà chuyên môn y khoa học cũng đồng ý là hàng xóm tốt giúp đời sống an bình hơn. Có nghiên cứu cho hay nơi nào dân chúng sống hoà hoãn với nhau thì bệnh tim cũng ít. Họ không bị ảnh hưởng của những căng thẳng trong giao tế giữa những người lân cận.
 
Thử tưởng tượng sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên “hàng thịt nguýt hàng cá”, dòm ngó sang nhà mình, bình phẩm điều này, chê bai điều kia, vặn nhạc ồn ào, xe đậu bừa bãi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn ngon ngủ yên cho được.
 
Ngược lại, khi nấu bát canh chua, thiếu quả cà tô mát mà lối xóm sẵn sàng “có đây”, tiếp tế. Cần nhờ để mắt coi chừng nhà khi đi nghỉ hè mà họ sẵn sàng nhận lời. Cần thợ sửa xe kinh nghiệm mà họ ân cần giới thiệu một nơi… thì đời sống chắc là nhẹ nhàng dễ chịu hơn…
 
Tại Hoa Kỳ, sự quan trọng của tình nghĩa hàng xóm láng giềng đã được quốc hội biểu quyết và các Tổng thống  Nixon, Ford và Carter ký ban tuyên cáo Ngày Quốc gia Hàng xóm Tốt – National Good Neighbor Day vào năm 1978. Đó là ngày Chủ Nhật thứ tư của tháng 9. Tới năm 2003, Thượng viện Hoa kỳ đổi sang ngày 28-9 hằng năm.
 
Mà muốn trở nên hàng xóm tốt với nhau cũng không phải là khó thực hiện. Có những điều làm vui lòng nhau thì cũng có nhiều việc mang lại cảnh “bằng mặt mà không bằng lòng”, bất bình lối xóm.
 
Bài làm 2
 
Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
 
Đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu nói là gì? Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.
 
Khi con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ cùng nhau sống vui vẻ lạc quan. Câu tục ngữ thật đặc sắc “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã như lấy chuyện mua bán ra để nói, nhưng ấn tượng hơn là lại “bán” anh em ở xa để đổi lấy việc “mua” láng giềng ở gần. Như trên đã nói thì không có một cuộc mua bán nào ở đây, mà câu tục ngữ như chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi đến một nơi xa mà không có người thân rượt thịt thì phải biết yêu những người xung quanh, yêu những người hàng xóm. Ta cũng cần phải hiểu câu tục ngữ một cách linh hoạt hơn, chứ không phải cố thân quen với hàng xóm để nhận được sự giúp đỡ. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế! Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Chắc chắn ai ai cũng sẽ có tâm lý như vậy. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó.
Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ. Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó. Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện thêm ấm lòng hơn.
 
Ta như vẫn thấy được những người hàng xóm thường sang nhà nhau chơi để nói chuyện. Các chuyện từ trên trời xuống dưới biển, miễn sao họ cảm thấy vui vẻ. Người nông dân xưa kia thì lại cần được tình làng nghĩa xóm hơn bao giờ hết. Với cảnh nhà nông quanh năm suốt tháng phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như cứ mãi đeo bám họ. Những người hàng xóm chung cản nghèo khó họ như càng thương nhau hơn, đùm bọc nhau như người thân. Họ cùng nhau lao động, cùng nhau sẻ chia mọi thứ trong cuộc sống để rồi để khi mỗi người trong số họ khi đi xa lại khôn nguôi nhớ nhà, nhớ quê và nhớ cả những tình làng nghĩ xóm.
 
Trong xã hội hiện đại ngày nay thì người ta lại không hiểu được hết ý nghĩa của câu nói “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Xã hội ngày nay “ai biết nhà ấy”, hàng xóm ở gần nhau mà không biết tên nhau cũng là hiện tượng dễ nhận thấy. Song, bên cạnh đó ta cũng không thể phủ nhận được nhiều tập thể hàng xóm hiện nay vẫn giữ được tình cảm làng xóm thân thiết đó. Khu nhà, khu phố sẽ trở lên vui tươi hơn khi có được những tiếng cười vui của hàng xóm.
 
Thông qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.
 
Bài làm 3
 
Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta rất cần một mối quan hệ tốt với những người sống kế cạnh nhà, như ông bà ta xưa từng nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”…
 
Vậy “bán anh em xa, mua láng giềng gần là gì” hãy cùng nhau phân tích để làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ mà ông cha ta để lại.
 
Bán = xem như không còn cái vốn có ( vốn có = Anh, Chị, Cô, Dì, Chú,  Bác..đang ở xa ). Mua = đem sự lễ phép..cung kính của bản thân.. đến làm quà cho láng giềng hiện hữu để được nhận lại cái sự hài lòng thân thiện của mọi người. Qua ý nghĩa bóng bẩy của các từ ngữ.. có thể bạn tạm vừa ý với toàn câu tục ngữ.
 
Người xưa.. cũng ghi lại kinh nghiệm cuộc sống thành câu thành ngữ: Nhất thân nhì thế, cũng là cách để giải thích tính hiệu ứng tuyệt vời trong lời dạy trên (là câu tục ngữ)
 
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
 
Ý nói anh em họ hàng dù thân thích, nhưng ở xa cũng không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình. Cần có quan hệ đối xử tốt với những người hàng xóm.
 
Khi nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” thì các cụ ta có ý ám chỉ tính cách quan trọng trong tình nghĩa thuận hoà lối xóm, ngày ngày đi về thấy nhau, tháng năm gần gũi với nhau.
 
Thử tưởng tượng sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên “hàng thịt nguýt hàng cá”, dòm ngó sang nhà mình, bình phẩm điều này, chê bai điều kia, vặn nhạc ồn ào, xe đậu bừa bãi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn ngon ngủ yên cho được.
 
Ngược lại, khi nấu bát canh chua, thiếu quả cà tô mát mà lối xóm sẵn sàng “có đây”, tiếp tế. Cần nhờ để mắt coi chừng nhà khi đi nghỉ hè mà họ sẵn sàng nhận lời. Cần thợ sửa xe kinh nghiệm mà họ ân cần giới thiệu một nơi… thì đời sống chắc là nhẹ nhàng dễ chịu hơn…
 
Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Hàng xóm tốt đôi khi không được tán thưởng nhưng luôn luôn được để ý. Tâm lý con người thường có thói quen truyền miệng rỉ tai, “buôn lê” về người hàng xóm xấu chứ ít khi nói tới người hàng xóm tốt.
 
Với tình cảm xóm giềng, mỗi người hãy ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được êm đẹp. Bởi trong đời thường, không thiếu những lúc chúng ta nhờ cậy đến người hàng xóm: khi cần cây búa, mượn cái thang, xin để nhờ cái kệ, cái tủ lúc sửa nhà. Khi có người đau ốm mà gia đình neo đơn, hàng xóm lại là chỗ tự nguyện trông nhà hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện giùm. Đôi khi có việc ma chay, giỗ chạp, những nhà kế bên (nhất là ở quê) cũng sang phụ giúp một tay… Người ta nói “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” là vậy.
 
Từ xưa, người Việt mình đã rất trân trọng tình cảm láng giềng với nhau, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà. Chính vì thế teen đừng vì những cảm xúc trẻ con mà đánh mất thứ tình cảm đáng quý này nhé. Dù sao thì, “tối lửa tắt đèn” cũng còn có nhau, phải không?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top