Trang chủ » Phân tích giải thích câu tục ngữ: Chết vinh còn hơn sống nhục lớp 7 hay nhất

Phân tích giải thích câu tục ngữ: Chết vinh còn hơn sống nhục lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Trong cuộc sống lòng tự trọng là một trong những khía cạnh mà con người đặc biệt quan tâm, chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, tạo nên nhiều giá trị cho bản thân ví như: “ Chết trong còn hơn sống đục”.
 
Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, chết trong còn hơn sống đục, câu tục ngữ này mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, sống vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, sống luôn phải đúng quy chuẩn mà xã hội đề ra.
 
Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay, nó được xem như quy chuẩn sống của rất nhiều con người, nó là kim chỉ nan cho con người cố gắng phấn đấu và sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình. Cuộc sống con người luôn phải trải nghiệm và vượt qua nhiều điều có giá trị cho cuộc sống, con người cần phải vượt qua nhiều vật cản để đạt được giá trị, mục đích của mình trong cuộc sống.
Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn, nó để lại cho con người nhiều suy ngẫm trước những vấn đề của cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải tự nhìn nhận lại chính mình trong các mối quan hệ xã hội, sống trong ở đây được hiểu là sống đúng đắn, sống đúng với quy tắc chuẩn mực mà xã hội đề ra, biết sống đúng với chuẩn mực giá trị của cuộc sống.
 
Câu tục ngữ trên để lại cho con người nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống, nó là kim chỉ nan khuyên ngăn con người cần sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, luôn sống và đi đôi với những trải nghiệm từ thực tế, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, đem đến nhiều bài học có giá trị, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết cách sống đúng tiêu chuẩn mà xã hội quy định.
 
Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn đi liền với biết bao nhiêu giá trị ý nghĩa mà cuộc sống đề ra, sống trong sạch, thiên lương trong sáng, đúng đắn với mọi người, luôn thể hiện được bản chất của mình với cuộc sống, sống đúng đắn đó là những điều đem đến cho con người nhiều bài học có giá trị, ý nghĩa to lớn nhất trong cuộc sống của mình.
 
Mỗi con người chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mình, không nên vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm của mình, đúng như dân gian ta đã có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về vấn đề này như: “ chết vinh còn hơn sống nhục. Như chúng ta đều thấy anh hùng Võ Thị Sáu, dám hy sinh cuộc đời của mình, thà chết chứ không chịu bán đứng đất nước, trước sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng chị vẫn ngẩng cao đầu mình trước lý tưởng của cách mạng, luôn thể hiện đúng đắn được giá trị của cuộc sống, đúng đắn thể hiện mọi lý tưởng, kiên định trên con đường tương lai của mình.
 
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải tự ý thức rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý, luôn sống đúng đắn, không chỉ rèn luyện về trí tuệ mà chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện về mặt đạo đức, thà sống chết trong vinh quang, còn hơn sống trong những nỗi tủi nhục, khổ cực.
 
Mỗi chúng ta cần phải có ý thức nhìn nhận lại chính mình trong cuộc đời của mình, luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình trước những vấn đề của cuộc sống, luôn kiên định trên con đường tri thức của mình. Không ngừng cải thiện bản thân, tu dưỡng và phát triển bản thân mình mỗi ngày, không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thà chết vinh còn hơn sống nhục. Câu nói trên đã khuyên ngăn mỗi chúng ta nên sống đúng đắn hơn trong cuộc đời của mình.
 
Bài làm 2
 
Con người ta sống trên đời cần đến danh tiếng để làm gì, danh tiếng là cái gì mà khiến cho chúng ta chao đảo theo nó có những người còn bất chấp để đạt được nó để trở thành một kẻ hám danh. Suy cho cùng thì con người chúng ta muốn có danh tiếng vì muôn được sống một cách vinh quang. Trái ngược với vinh là nhục. Hai phạm trù ấy tưởng chừng tách rời nhau nhưng lại không phải thế, mặt khác nó còn gắn bó chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
 
Vinh có nghĩa là vinh quang, đó là trạng thái con người trở nên đẹp đẽ trước mắt mọi người, được mọi người yêu quý kính trọng. Nhục là chỉ một trạng thái, đó là sự nhục nhã. Sự nhục nhã, cảm giác nhục nhã chỉ đến với một người khi lòng tự trọng của người đó bị tổn thương, bị thử thách. Vậy vinh và nhục trong cuộc sống được biểu hiện như thế nào?
 
Vinh và nhục đi liền với nhau như thành công và thất bại vậy chính vì thế hai phạm trù này cũng thường được nhắc đến cùng nhau. Nếu thất bại và thành công có câu “ thất bại là mẹ thành công” thì vinh và nhục có câu “ chết vinh còn hơn sống nhục”. vinh và nhục được thể hiện rất rõ trong cuộc sống. Đối với một người học sinh thì vinh là khi họ được những điểm mười, có thành tích học tập cao và đạo đức tốt. Còn nhục là những cậu học sinh cá biệt, học kém lại có nghịch tợn, dính vào những tệ nạn xã hội mà lại hư nữa. đó chính là biểu hiện của vinh nhục trong học đường.
 
Đối với những người tri thức thì vinh nhục thể hiện còn rõ ràng hơn cả những cô câu học sinh. Vì khi đó người ta đã trưởng thành và rất mong muốn thành đạt vậy nên họ rất thích được vinh quang và không thích nhục nhã. Sự vinh quang của một nhà giáo là họ được cấp trên tin tưởng giao phó công việc giảng dạy những lớp có chất lượng cao, vinh quang khi được học sinh ai ai cũng muốn được học thầy cô đó. Đó chính là một sự vinh quang của họ. Còn nhục thì là bị khiển trách suốt ngày vì chất lượng dậy của bạn bị các học sinh và phụ huynh phàn nàn. Hay đối với một thương nhân vinh là khi họ buôn bán được, uy tín và chất lượng được các bạn trong giới đồng nghiệp tin cậy mến yêu, được lòng người tiêu dùng. Còn nhục khi bị chê trách buôn bán thô lỗ mà còn bị người ta trả lại hàng và mắng cho một trận té tát. Nói tóm lại mỗi ngành nghề nếu tốt mà được mọi người tin cậy, quý trọng thì đó là vinh, còn làm không ra gì bị khiển trách chê cười đó là nhục.
 
Đó là cá nhân mỗi người còn đối với vận mệnh quốc gia thì nhục khi đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị những bọn xâm lược ấy bóc xương lột da ăn thịt bằng cách bóc lột thậm tệ. Một đất nước bị như thế mà không có bất cứ một hành động nào đấu tranh thì đó là chấp nhận sống nhục nhã. Nhưng khi họ đứng dậy để chiến đấu và chiến thắng thì đó là vinh. Lịch sử Việt Nam đã cho thấy nhân dân ta đã phải sống một cảnh nhục nhã như thế nào, nhất là nạn đói năm 1945. Nhưng nhân dân ta đứng dậy đấu tranh và chiến thắng vẻ vang.
 
Vinh và nhục luôn đi liền với nhau, nói chung nói về vinh và nhục trong cuộc sống thì rất nhiều và cũng có nhiều luồng ý kiến. nhưng tóm lại một điều rằng khi bạn vượt lên được chính mình thì đó là vinh quang rồi. Trong cuộc đời mỗi con người ai chẳng có lúc này lúc nọ. Nó giống như câu “ sông có khúc, người có lúc” không ai nhục mãi, không ai vinh mai, ít nhất trong cuộc đời đều phải chịu nhục một lần. Chẳng thế mà như Bác Hồ của chúng ta vinh quang cả một dân tộc thế nhưng cũng có lúc bị nhục nhã chịu cảnh tù đày đó thôi. Chính vì thế mỗi chúng ta không thấy vinh mà vui mừng không lo nghĩ, không thấy nhục mà kêu than bất cần. Hãy luôn sống hết mình làm theo những chuẩn mực đạo đức là được.
 
Bài làm 3
 
Đối với sự “nhục” (loại trừ nhục dục chỉ vấn đề xác thịt), thì chỉ có một trạng thái, đó là sự nhục nhã. Sự nhục nhã, cảm giác nhục nhã chỉ đến với một người khi lòng tự trọng của người đó bị tổn thương, bị thử thách.
 
Vinh quang và nhục nhã thường gắn liền với thành công hay thất bại trong cuộc sống. Nhưng những khái niệm đó khá ước lệ và còn phụ thuộc vào thời gian cũng như không gian sống. Như vậy có nghĩa rằng: Không có vinh quang vĩnh hằng và cũng không có nhục nhã vô tận. Bất kỳ ai cũng có thể chạm vào vinh quang, nếu họ là người chiến thắng. Và họ cũng có thể cảm thấy nhục nhã khi nhân phẩm bị coi rẻ và lòng tự trọng bị tổn thương…
 
Đối với giới trí thức, thành đạt hay hạnh phúc có thể đồng hành, nhưng chưa đồng nghĩa với vinh quang. Họ chỉ cảm thấy vinh quang, hãnh diện khi chiến thắng một cái gì đó bằng danh dự, niềm tin, công sức, trí tuệ và nỗ lực của bản thân mình.
 
Đôi khi ở đời, người ta nghĩ vinh quang chỉ có khi một ai đó làm được một điều gì đó to lớn, vĩ đại. Không phải vậy! Vinh quang có thể đến với một người khi họ vượt lên được chính bản thân mình: Ví dụ một người tàn phế dày công tập luyện, tạo ra những khả năng làm việc phi thường, đó chính là vinh quang. Một người lính vốn nhát gan, nhưng với lòng yêu nước, căm thù giặc, anh ta đã chiến thắng sự sợ hãi trước bom đạn, đó chính là vinh quang. Một người ra đường gặp chuyện bất bình, gặp người lâm nạn, ra tay cứu người, đó cũng chính là vinh quang. Vậy vinh quang là một phần thưởng tinh thần rất thực tiễn, rất cụ thể.
 
Quan niệm vinh và nhục của những người trí thức, những người có vốn kiến thức xã hội nhất định rất chính xác và rõ ràng: Thế kỷ XIX Việt Nam có danh nhân Nguyễn Công Trứ vừa là nhà quân sự vừa là nhà văn hóa, vừa là nhà kinh tế nổi tiếng (lấn biển khai hoang, lập làng lập ấp). Khi làm quan lên đến chức Thượng thư, Tổng đốc rồi bị giáng chức xuống làm lính quèn, ông cũng không coi đó là nhục, vì ông biết rõ, đó chính là quy luật của cuộc sống…
 
So sánh quả là hơi khập khiễng, nhưng nếu đem sự việc của người nông dân trí thức đi khai hoang lấn biển, Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng –Hải Phòng ra so sánh với Nguyễn Công Trứ , thì lúc này khi đang ở trong tù, anh Vươn cũng không cảm thấy nhục nhã, vì biết mình đã làm một việc cần thiết trong hoàn cảnh khốn cùng. Tương tự như vậy, một người “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” mà lỡ bị kẻ xấu tấn công gây thiệt hại, họ vẫn cảm thấy vinh quang vì mình đã hành động đúng. Nhưng đối với những người tầm thường thì rất có thể sẽ nghĩ khác và hành động khác…
 
Nhân nhắc đến “người nông dân trí thức”, liên tưởng đến câu nói của giáo sư Ngô Bảo Châu trongthư gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập cách nay vài ngày (đề nghị phổ biến trên mạng Internet), phân bày về chuyện định nghĩa “trí thức”. Người viết bài này khẳng định là giáo sư Châu đã hoàn toàn sai trong việc cho rằng “Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức thì phiền phức lắm”. Trên thực tế người nông dân (ví dụ như anh Đoàn Văn Vươn) đúng là một hình mẫu người nông dân trí thức, theo định nghĩa “trí thức là người lao động trí óc”.
 
Hiện nay trong thế giới người lao động chân tay, nhất là công nhân hợp đồng hay thời vụ thì có vô số người là trí thức, đang lao động trí óc nhưng họ vẫn tranh thủ làm thêm công việc lao động phổ thông để tăng thu nhập. Số khác thì do thất nghiệp nên tạm làm công việc khác với chuyên môn của mình. Không lẽ vì có làm công việc phổ thông thì họ đã mất “chức danh” trí thức? Vậy ta nên khoáng đạt hơn trong nhận định thì mới phù hợp với đời sống xã hội hiện đại.
 
Trở lại với vấn đề vinh và nhục của giới trí thức, xưa trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa từng có nhân vật Gia Cát Lượng – Khổng Minh, mắng mà Vương Lãng phải chết. Vương Lãng chết vì đã quá uất và xấu hổ bởi sự nhục nhã. Đó, cái nhục của người có học, có hiểu biết ghê gớm đến như thế! Tháng 9/2008 tổng giám mục Ngô Quang kiệt nói: “Chúng tôi cảm thấy rất là nhục nhã khi mang hộ chiếu Việt Nam”. Đó là sự thật, là cái nhục quốc thể, vì Việt Nam nghèo đói, lạc hậu, mất tự do, từ đó người Việt sinh ra nhiều tật xấu: bê tha, trộm cướp, dối gạt.., nên bị người dân các nước phát triển coi thường và xa lánh…
 
Cái nhục của thời nào cũng giống thời nào, ngày nay vẫn vậy. Thử hỏi một người trí thức tài cao học rộng, chí lớn hơn người mà cúi đầu chịu để cho một người kém tài kém dũng hơn mình chỉ bảo phải làm thế này thế khác, họ không được nói ra những suy nghĩ của mình, vì cấp trên của mình là kẻ con ông cháu cha, quyền cao vọng trong, người đó có nhục hay không? Cái nhục sẽ tăng lên gấp bội nếu người đó vì chút lợi ích vật chất, vì miếng cơm manh áo mà phải làm, phải nói những điều không đúng lương tâm và không đúng với nhận thức của mình. Người đó đích thị không còn là người trí thức chân chính nữa, họ đã là phường “giá áo túi cơm” mất rồi!
 
Có nỗi nhục nào hơn, khi ta biết rất rõ lũ quan chức kia đều là kẻ trộm cướp của công và của dân, mà là lũ trộm cướp tàn bạo nhất, vậy mà ta vẫn phải cúi đầu quỵ lụy trong sợ hãi? Có khi nào người bị cướp bóc lại phải cắn răng đặt bút, mở miệng tôn vinh kẻ đã cướp bóc mình? Có lẽ nào chúng ta bị lừa gạt công khai, khi kẻ nói làm “đầy tớ của dân” lại ngang nhiên cấm người dân tự do nói lên sự thật, tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, mà chúng ta lại không dám đối mặt với những kẻ lừa đảo? Đó là những cái nhục không thể phủ nhận!
 
Cái vinh cũng thế. Thời nay chẳng khác xưa là mấy. Xưa Trần Bình Trọng chấp nhận chết vinh quang hơn là sống nhục: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Nay một Cù Huy Hà Vũ không chịu khuất phục trước công an, tòa án, quyết tâm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình, đó chính là vinh quang. Một Đoàn Văn Vươn bất ngờ chấp nhận sẵn sàng trả giá bằng mạng sống để bảo vệ lẽ phải, đó thực sự là vinh quang. Một “hiệp sĩ” đường phố ra tay bắt cướp (mặc dù chúng ta không nên khuyến khích điều này), đó cũng chính là sự vinh quang.
 
Vinh quang và nhục nhã cũng có cái giống nhau: Không ai có thể từ chối sự vinh quang của người khác, và chẳng người nào có thể áp đặt sự nhục nhã cho đồng loại. Như thế có nghĩa là, trong một vài trường hợp, thắng lợi (nhất là thắng lợi của phi nghĩa) không đồng nghĩa với vinh quang. Và thất bại (nhất là thất bại của chính nghĩa) không đồng nghĩa với nhục nhã. Vinh và nhục đều là từ nhận thức của chính bản thân mình mà ra. Giống như AQ, khi bị đánh thì nói: “Nó đánh mình thì cũng như đánh bố nó”, vậy còn biết đâu là nhục nhã nữa!
 
Một ví dụ gần đây của lịch sử giữ nước, đó chính là việc hàng chục ngàn bộ đội và dân quân tự vệ đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới Việt – Trung (1979), họ đều là những người vinh quang. Hay trước đó vào năm 1974 các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, mặc dù thất bại nhưng họ vẫn là những người vinh quang.
 
Nhưng ngược lại, thái độ đớn hèn của nhà nước Việt Nam đã giấu nhẹm những cuộc xâm lược trên biển của Trung Quốc, nhằm vào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, giấu nhẹm những tổn thất và hy sinh của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng ngã xuống bảo vệ biển đảo của tổ quốc nhiều năm qua, đó chính là sự nhục nhã.
 
Liên tưởng đến giới trí thức ngày nay, thà rằng họ cứ cúi đầu xuống, chịu nhục “trùm chăn” hay làm “trí ngủ” như ai đó từng nói thì thôi. Họ đã là những kẻ nhục nhã không thể chối cãi. Còn những trí thức “nửa muốn thức” cố làm như họ cũng là những người yêu nước, không chịu nhục, nhưng đến khi phát biểu thì “đi hàng hai” hoặc phản biện với tư duy đứng giữa, thì thật là hài hước. Tất nhiên họ sợ bị đàn áp, họ sợ đủ thứ sợ, đó cũng là điều dễ hiểu, nên cảm thông. Nhưng nếu như họ vì danh vì lợi mà phát biểu thì sẽ rất nguy hiểm, bởi ảnh hưởng của giới trí thức trong định hướng dư luận là vô cùng to lớn…
 
Tuy vậy yêu cầu một trí thức xông vào nơi chiến trường là việc bất đắc dĩ. Cách tốt nhất là những người trí thức chân chính hãy làm đúng vai trò của mình. Họ cần mạnh dạn đối diện với sự thật, trước hết là từ những tiếng nói phản biện nghiêm túc và có lập trường của mình để hướng dư luận đến chân lý, sau đó chính là vai trò lãnh đạo xã hội. Nếu như vậy thì những người trí thức mới không bị coi là sống nhục. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top