Câu 1:
Câu 2:
Câu 3: Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: Ông là người hay khoe làng của mình, tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình làm Việt gian, ông trở nên bị ám ảnh nặng nề, day dứt.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách gay cấn để nhân vật bộc lộ tâm trạng, đó là sự ám ảnh, day dứt của ông Hai khi nghe tin làng mình làm Việt gian. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện được cá tính từng người.
Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.
Câu 4: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
– Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người và tận tụy với mọi người, tận tụy với công việc, sống giản dị với nhu cầu giản dị.
– Trong sáng, lãng mạn, chân thật, hồn hậu.
– Những suy nghĩ của anh thanh niên khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống.
Câu 5: Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng:
– Nhân vật bé Thu trong tác phẩm có tình cảm thật sâu sắc, bé cứng bỏi, ương ngạnh nhwung cũng rất ngây thơ, đáng yêu.
– Tình cha con trong chiến tranh là tình cảm sâu nặng. Điều này thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn và nâng niu lời hứa với con, việc ông Sáu vui mừng sung sướng dành hết tâm trí vào việc làm cây lược cho con,…
Câu 6:
– Trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), vẻ đẹp của hình ảnh người lính được nhà thơ thể hiện là vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết nhất của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn.
– Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), hình ảnh người lính được hiện lên với vẻ đẹp của những chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó là những người lính có tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, lạc quan yêu đời, tình đồng đội thắm thiết và ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 7: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện tinh tế và nhuần nhuyễn trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. Trước hết, tình thường con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ; cho nên mẹ ước mong có hạt gạo, hạt bắp cùng với niềm mong con mau chóng lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.
Không những thế, tình thương con của người mẹ còn gắn với tình yêu đất nước đang ngày đêm anh dũng kháng chiến. Bởi thế, mẹ mong ước con mau lớn để trở thành người lính kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do, làm người dân của một đất nước anh hùng.
Câu 8: Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu).
– Bài thơ mang đậm tính hiện thực. Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực.
– Người lính: Được lí tưởng hoá ở mọi hoành cảnh, trên mọi khía cạnh -> đẹp một cách lí tưởng.
– Hình ảnh: đầu súng trăng treo: là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp
Vừa thực, vừa ảo mang ý nghĩa biểu trưng: chiến sĩ – thi sĩ, hiện thực – tương lai, chiến tranh – hoà bình…