Trang chủ » Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại

Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại

1. Xem lại các phần Ghi nhớ và bài giảng để ghi ngắn gọn vào bảng thống kê.
 
2. Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và qua các trích đoạn Truyện Kiều.
 
Trả lời:
 
* Vẻ đẹp:
 
– Đẹp ở nhan sắc tài năng.
 
– Đẹp ở tâm hồn, tình cảm:
 
    + Hiếu thảo, thủy chung, son sắc: Thúy Kiều thủy chung với Kim Trọng, hiếu thảo với cha mẹ, Vũ Nương thủy chung với chồng, tận tâm chăm sóc mẹ chồng.
 
    + Nhận hậu, vị tha.
 
    + Luôn khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ sự trong sạch, chết rồi nhưng nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan, hiện về dương gian trong chốc lát.
 
* Bi kịch:
 
– Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.
 
– Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình ấy tan vỡ.
 
– Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.
 
3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện thế nào qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Mã Giám Sinh mua Kiều?
 
Trả lời:
 
–    Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
 
–     Hèn nhát, thuầnn phục ngoại bang một cách nhục nhã (Hoàng Lê nhất thống chí.
 
–     Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều).
 
4. Phân tích hình tượng các nhân vật: Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên
 
Trả lời:
 
* Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cửu Kiều Nguyệt Nga).
 
+ Lý tưởng theo quan niệm tích cực của Nho gia: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy củng phi anh hùng”.
 
+ Lý tưởng theo quan niệm đạo lý của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp những người hoạn nạn.
 
* Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ trong Quang Trung đại phá quân Thanh.
 
+ Lòng yêu nước nồng nàn:
 
+ Quả cảm, tài trí:
 
+ Nhân cách cao đẹp;
 
5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du.
 
Trả lời: 
 
 – Tiểu sử
 
    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.
 
    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
 
    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
 
– Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
 
– Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 
6. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học.
 
Trả lời:
 
–     Khẳng định, đề cao con người (Chị em Thúy Kiều)
 
–     Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều)
 
–     Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
 
–      Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ công lý chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).
 
7. Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều
 
Trả lời:
 
–     Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
 
+ Trực tiếp miêu tả thiên nhiên (Cảnh ngày xuân).
 
+ Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
 
–     Nghệ thuật miêu tả nhân vật :
 
+ Khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều);
 
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh mua Kiều);
 
+ Miêu tả đời sông nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
 
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đôi thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top