Trang chủ » Soạn văn lớp 10. Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn văn lớp 10. Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đặc điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

   – Điểm chung:

        + Đều do người Việt sáng tác

        + Đều tiếp thu văn học Trung Quốc

        + Đều đạt được thành tựu to lớn

   – Điểm riêng:

Soạn văn lớp 10. Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Bảng tổng kết:

Soạn văn lớp 10. Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn văn lớp 10. Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn văn lớp 10. Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Viết Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

   – Chủ nghĩa yêu nước:

        + Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

        + Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù

        + Tự hào trước chiến công thời đại

   – Chủ nghĩa nhân đạo: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

        + Đại cáo bình Ngô

        + Chuyện người con gái Nam Xương

        + Chinh phụ ngâm

        + Truyện Kiều

   – Cảm hứng thế sự: phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân

        + Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút).

        + Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:

        + Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

        + Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

        + Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

Văn học trung đại chủ yếu thể hiện ý chí của người quân tử, đạo lí làm người – “văn sĩ tải đạo” – trong văn có chứa cả đạo. Văn học giai đoạn này có những nét đặc trưng rất riêng biệt, việc sử dụng những điển tích điển cố và tư tưởng Phật giáo, Nho giáo… có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung tác phẩm. Do đó, người đọc, người học cần có một vốn kiến thức về lịch sử, các nhân vật nổi tiếng để có thể hiểu được nội dung bài đọc. Nếu như đọc văn học hiện đại – nền văn học gần với chúng ta hơn, ta dễ hình dung bối cảnh và nhân vật hơn thì văn học trung đại đòi hỏi ta cần tìm hiểu sâu về mọi phương diện mới có thể hiểu được tư tưởng tác phẩm.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top