Trang chủ » Soạn văn lớp 10. Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Soạn văn lớp 10. Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. – Tính cụ thể:

        + Cụ thể về không gian và thời gian: Không gian: rừng khuya; thời gian: giữa đêm khuya.

        + Cụ thể về người nói và người nghe: “Nghĩ gì đấy Th.ơi. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm” (sự phân thân đối thoại).

   – Tính cá thể: biểu hiện ở giọng văn, cách dùng từ ngữ. Nó cho ta thấy người viết nhật kí là một người có đời sống nội tâm phong phú, là người giàu tình cảm và có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc của mình.

b. Ghi nhật kí không chỉ giúp ta bộc lộ cảm xúc mà nó còn giúp ta chau dồi ngôn từ, làm tăng khả năng diễn đạt, tránh các lỗi sai về chính tả, ngữ pháp.

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

    – Từ xưng hô: mình, ta; cô, anh.

    – Ngôn ngữ đối thoại: “Mình về có nhớ ta chăng?”; “Hỡi cô yếm trắng lòa xòa”

    – Lời ăn tiếng nói hằng ngày: “Lại đây đập đất trồng cà với anh”, “hàm răng mình cười”.

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng được mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cũng có sự hô – đáp, sự luân phiên giữa người nói và người nghe, nhưng ở đây lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: “Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”; “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!” và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều này là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt.

 
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top