Trang chủ » Soạn văn lớp 10. Tuần 21. Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Soạn văn lớp 10. Tuần 21. Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài :

   – Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc : tâm, đức, tài, độc lập, hạnh phúc…

   – Rút gọn : thừa trần -> trần ; lạc hoa sinh -> củ lạc.

   – Đảo vị trí các yếu tố : nhiệt náo -> náo nhiệt ; thích phóng -> phóng thích.

   – Đổi khác nghĩa : phương phi (hoa cỏ thơm tho) -> béo tốt ; bồi hồi (đi đi lại lại) -> bồn chồn, xúc động ; đinh ninh (dặn dò) -> yên chí, tin chắc là.

   – Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt : đan tâm -> lòng son ; cửu trùng -> chín lần.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt có những ưu điểm như:

   – Đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện, dễ viết dễ đọc.

   – Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài :

   – Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base –> ba zơ (ba-dơ); cosin –> cô-sin; container –> công-te-nơ; laser –> la-de; logicstics –> Lô-gi-stíc …

   – Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội …

   – Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê …

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top