Trang chủ » Soạn văn lớp 10. Tuần 4. Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Soạn văn lớp 10. Tuần 4. Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

1.Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.

2. Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học:

   Đầu tiên, để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Tiếp theo, ta cần lập dàn ý (từ dàn ý chung đến dàn ý chi tiết) gồm 3 phần: mở – thân – kết.

Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu truyện:

Soạn văn lớp 10. Tuần 4.  Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

   – Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

   – Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

   – Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

   – Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

Luyện tập:

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dựa vào câu nói của Lê-nin lập dàn ý:

Mở bài: An vốn là một học sinh chăm ngoan, được thầy cô và bạn bè yêu quý

   – Vì bố mẹ bận đi công tác, không có thời gian ở cạnh nên An bị bạn bè xấu lôi kéo.

Thân bài:

   – Không nhận được sự quan tâm từ gia đình, An trở nên chán nản

   – An dần trở thành một con người khác

       + Trên lớp: không nghe giảng, hay trốn tiết đi chơi điện tử, tụ tập bạn bè xấu

       + Ở nhà: thường xuyên gây chuyện, nói dối bố mẹ và bỏ nhà đi

   – Cô giáo đã nhận thấy sự thay đổi của An, cô đã khuyên An học tập trở lại

   – An nhận ra việc làm sai lầm và dần dần trở về với chính mình ngày trước dù cho bạn bè xấu có rủ đi chơi.

Kết bài: – Khẳng định rằng chiến thắng bản thân là chiến thắng đáng tự hào

   – Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống

Mở bài: – Giới thiệu nhân vật: Bình và Nam

       + Bình vốn là một trẻ em khuyết tật, không thể đi lại được

       + Nam là bạn thân với Bình từ nhỏ

   – Ngày lên lớp 6, cha Bình mất, cậu buộc phải thôi học vì không ai đưa cậu đến trường.

Thân bài: – Ngày nhập học, Nam không thấy Bình đến lớp

   – Nam đến nhà và thấy Bình đang buồn

   – Sau khi hỏi chuyện, Nam đã xin mẹ cho mình được đưa Bình đến lớp

   – Hai bạn cùng nhau học tập và cùng đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh

Kết bài: – Ca ngợi tình bạn đẹp của Bình và Nam

   -Noi gương của hai bạn để cố gắng hơn trong học tập và biết trân trọng những gì mình đang có.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top