Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ)
– “Thầy” liên tiếp bị đặt vào các tình huống khó xử:
+ Là anh học trò học hành dốt nát mà lại làm thầy đồ đi dạy học trò, dạy chữ nhưng lại “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì”. Học trò hỏi gấp, thầy đáp liều
+ Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai thì ra sức bao biện, giấu dốt
– Cách giải quyết của “thầy”
+ Tình huống thứ nhất: “thầy” chọn cách “nói liều”, sợ sai bảo học trò đọc nhỏ rồi sau đó thay vì hỏi người giỏi “thầy” lại khấn thổ công
+ Tình huống thứ hai: khi chủ nhà phát hiện dạy sai, “thầy” vẫn bao biện, “lí sự cùn”, giấu dốt, không chịu thừa nhận cái sai của mình.
– Dù cho cái dốt bị đặt vào các tình huống khó xử thì thầy vẫn cố gắng che giấu để rồi càng che giấu thì bản chất càng lộ ra. ở đây ta thấy được sự phi lí trong cả lời nói và hành động của “thầy”. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Ý nghĩa phê phán của truyện:
Câu truyện không chỉ phê phán anh học trò dốt mà phê phán tật xấu giấu dốt, không chịu học hỏi của một bộ phận nhân dân. Câu truyện còn khuyên mọi người đặc biệt là những người đi học: chớ nên giấu dốt, hãy thừa nhận cái sai của mình và mạnh dạn học hỏi từ người khác.
Truyện chỉ dừng lại ở mức phê phán nên tạo ra tiếng cười mang tính chất sảng khoái, không có tính đả kích gay gắt.
Luyện tập
Thủ pháp gây cười thông qua câu truyện là thủ pháp tăng tiến trong miêu tả và lời nói nhân vật.
– Các hành động của thầy đồ:
+ Tỏ ra thận trong khi bảo học trò khe khe, rồi xin đài âm dương.
+ Tỏ ra đắc trí khi ngồi bệ vệ trên đường rồi bảo học trò đọc to.
+ Những lời nói của thầy chứa đầy sự phi lí “dủ dỉ là con dù dì”, “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà” => dạy đến tận tam đại con gà.