I . Phép lặp cú pháp :
Bài tập 1:
a.
– Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp:
+ Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là …”
Kết cấu lặp:
P (thành phần phụ tình thái- “sự thật là”) – CN (chủ ngữ) – V1 (vi ngữ- “đã”) – Từ ngữ phủ định “chứ không phải”- V2.
+ Hai câu bắt đầu từ “Dân ta …”
Kết cấu lặp:
CN “dân ta” – VN (“đã đánh đổ”, “lại đánh đổ”) + BN (“xiềng xích”, “chế độ quân chủ”) + TN chỉ mục đích (“để”, “mà”)
– Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đành thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
b) Đoạn thơ dùng phép lặp cú pháp giữa hai câu thơ đầu và giữa ba câu thơ sau.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
– Kết cấu:
+ CN: Trời xanh, núi rừng
+ VN: của chúng ta
“Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
– Kết cấu:
+ Định ngữ: Những
+ Danh từ: cánh đồng, ngả đường, dòng sông
+Định ngữ: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa
Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối vời thiên nhiên, đất nước khi dành được quyền làm chủ đất nước.
c) Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ vừa lặp cú pháp. Ba cặp lục bát lặp các từ “nhớ sao” và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán.
Tác dụng: Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối vời những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc.
Bài tập 2:
a) Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, vế kết cấu ngữ pháp của từng vế.
– về vế câu: vế 1 với vế 2
– từ:
+ câu 1: bán – mua, anh em- láng giềng, xa –gần => nhấn mạnh láng giềng gần còn thân thiết hơn anh em
+ câu 2: mực- đèn, đen- rạng => Yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của con người. Từ đó cần chọn môi trường tốt đẹp để sống.
b) Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Phép đối: đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ trái nghĩa tương ứng:
– Hai vế đối
– Từ ngữ: Cụ già – Chú bé; ăn – trèo; củ ấu non – cây đại lớn
– Đối lập về nghĩa trong từng vế:
+ Cụ già (lại) ăn củ ấu non (ấu có nghĩa là non bé
c) Ở thơ Đường luật, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau vế từ loại và nghĩa (đặc biệt là giữa 2 câu thực và 2 câu luận của bài thất ngôn bát cú):
– lắp cấu trúc ngữ pháp: CN1- VN1, CN2- VN2- BN
– đối nghĩa trái nhau giữa câu trên và câu dưới: dại – khôn, vắng vẻ – lao xao, tìm- đến
d) Văn biền ngẫu
Đối trong từng bộ phận của câu văn:
Kẻ đâm ngang><người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
bọn hè trước ><lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
=> Giống nhau
+ Tất cả đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp.
+ Tác dụng : Làm rõ ý nghĩa biểu đạt của
– Khác nhau :
+ Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu: Số tiếng ở vế trước và vế sau; câu trước và câu sau phải bằng nhau. Phải cùng từ loại ,cùng kiểu cấu tạo từ.
+Văn xuôi, thơ tự do :Về số tiếng: không nhất thiết phải bằng nhau. Về từ loại và cấu tạo của các từ: không nhất thiết phải cùng từ loại ,cùng kiểu cấu tạo từ .
Câu 3:
Gợi ý ba câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp trong SGK Ngữ văn 12:
+ Nhớ gì như nhớ người yêu
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. (Việt Bắc – Tố Hữu)
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
+ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước.
(Sóng – Xuân Quỳnh)
II. Phép liệt kê :
a) Trong đoạn trích Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn, câu (vế câu) liên tiếp theo cùng một kết cú pháp:
… thì ta …
… thì cùng nhau …
=> Phép liệt kê phối hợp với phép lặp nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
b) Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
-Phéo liệt kê: hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …
– Phép lặp cú pháp: các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau : C- V [+phụ ngữ chỉ đối tượng]
=>Tác dụng: vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt tên kẻ thù dân tộc Và lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
III. Phép chêm xen:
Bài tập 1 :
– Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Chúng chen vào trong câu để ghi chú thêm thông tin nào nào đó.
a.
“thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong”
– Vai trò ngữ pháp trong câu: trạng ngữ cho vị ngữ "thị hỏi hắn".
– Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (…)
– Tác dụng: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc "Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn"
b.
“cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”
– Vai trò ngữ pháp trong câu: bổ sung cho từ "cô độc" đứng trước.
– Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu phẩy (,)
– Tác dụng: giải thích, làm rõ ý nghĩa của từ "cô độc" đối với nhân vật Chí Phèo lúc bấy giờ
c.
“có ai ngờ”; “thương thương quá đi thôi là phần chêm xen, nằm ở cuối câu, được tách bằng dấu ngoặc đơn”
+ Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (…)
+ Tác dụng: thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết đối với đối tượng.
d.
“Lâm thời Chính phủ … Việt Nam”
– Vai trò ngữ pháp trong câu bổ sung cho "chúng tôi”
– Dấu tách biệt bộ phận đó được tách bằng dấu phẩy (,).
– Tác dụng: ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước “chúng tôi”
Bài tập 2 :
– Nhân sự kiện cách mạnh ta rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội , nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cách mạng và các chiến sĩ của ta trong suốt chín năm trường kì kháng chiến, đã là nguồn cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. Bài thơ là một bản anh hùng ca về các mạng, về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến (quân và dân Việt Bắc). Việt Bắc có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc đối với nền văn học Việt Nam.
– Tác dụng: Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ và điạ danh Việt Bắc.