Bài làm 1
Dừa không chỉ một loại cây ăn quả, cây cảnh mà còn là loại cây quen thuộc của nhiều làng quê Việt Nam. Cây dừa đã gắn bó với đời sống của người Việt, và trở thành biểu tượng của làng quê, trong đó phải nói đến vùng đất dừa Bến Tre.
Có thể nói, bất kì ở vùng quê nào trên đất nước Việt ta đều thấy thấp thoáng những bóng dừa. Có 2 loại dừa: dừa cao và dừa lùn. Dừa lùn thường trồng để làm cảnh, loại dừa cao được phân ra thành các loại dừa như: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa lửa, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp.
Các bộ phận của cây dừa gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái. Thân dừa cao khoảng 20 – 25 m, trên thân dừa có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.
Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.
Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đăc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.
Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.
Có thể thấy cây dừa không chỉ mang lại cảnh đẹp cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp, cho con người những món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có rất nhiều công dụng với đời sống của con người. Cây dừa cũng trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam bởi sự kiên cường bất khuất, giám đối mặt với mọi gian nan để vươn cao, vươn xa hơn.
Bài làm 2
"Ai đứng như bóng dừa
Tóc dài bay trong gió"
Từ bao giờ, cây dừa đã đi vào văn thơ, ca nhạc của người Việt Nam ta. Khách phương xa đặt chân về thôn quê nước Việt, đều được một loại dù thiên nhiên che nắng trên mọi nẻo đường: Cây dừa Việt Nam. Đó là một loài cây thông dụng và có nhiều công dụng trên đất nước ta gắn bó suốt đời với người dân Việt Nam ta.
Tuổi thơ Việt Nam, trẻ em nào cũng có ít nhiều kỉ niệm gắn bó với cây dừa. Các nghệ nhân khéo léo thường lấy lá dừa non màu xanh lá mạ quấn tròn, thuôn thuốn và cong cong trong tay lão nghệ nhân biến thành một con châu chấu khống lồ chỉ trong nháy mắt. Lá dừa khô làm vách lá, mái lá hoặc chất đốt. Thân dừa ngày xưa thỉnh thoảng được dùng làm bình đựng ấm trà, đốn ngày nay đã được làm đũa, muỗng và một số đồ mĩ nghệ xuất khẩu đa dạng. Cây dừa có bao nhiêu loại thì sinh ra biết bao nhiêu loại trái. Có loại như dừa xiêm dừa dâu, dừa bị. Quả dừa xiêm có màu xanh mát, cho cùi dẻo, nước ngọt Dừa lửa là loại dừa có màu đỏ cam bọc ngoài trái, chấu nước của nó không bằng dừa xiêm. Dừa dâu là loại dừa trái nhỏ cũng pha màu lửa nhưng lợi hơn, nhỏ hơn trái bưởi, cho nước rất ngọt. Dừa bị là dừa nhỏ, lấy cơm vắt nước cất hoặc kho, chế biến làm thực phẩm.
Đối với người trưởng thành, lá dừa không chỉ làm đồ chơi mà nó có công dụng trong đời sống. Có khi tham gia vào những cổng chào trong đám cưới, có khi lá dừa khô kết thành đuốc. Nước dừa làm mĩ phẩm thiên nhiên của thiếu nữ Nam Bộ. Có lời lưu truyền rằng con gái Bến Tre tắm nước dừa nên da trắng, mịn. Các cụ già bị huyết áp cũng uống nước dừa để trị bệnh.
Cơm dừa là một thực phẩm chế biến đa dạng. Thành phần hoá học của nó rất nhiều đạm và chất béo nên rất bổ dưỡng. Ở Bến Tre xắt dừa mỏng xào với chuối để làm kẹo chuối. Dừa già thì xay nhuyễn vắt nước cốt để làm nhân bánh. Ngày 30 tết chuẩn bị đón giao thừa không ít phụ nữ và trẻ em quây quần bên mẻ nước dừa thơm thơm béo béo pha những màu trắng tinh, màu hồng phấn, màu xanh lá dứa thật hấp dẫn. Cây dừa là hình ảnh của xứ nhiệt đới ẩm, dáng nó nghiêng thường xõa bóng bên dòng nước. Lá dừa là chiếc lược khống lồ chải vào bầu trời xanh. Hình ảnh cây dừa đã đi vào ca dao, thơ văn và ca từ của nhiều nghệ sĩ Việt Nam và nước ngoài.
Cây dừa xuất hiện từ bao giờ thì không rõ nhưng nó gắn bó với mọi người trên đất nước Việt Nam: trẻ em, phụ nữ, người già… trong ngày thường cũng như trong ngày cưới, ngày tết. Với tình hình Việt Nam mở cửa đón khách du lịch năm châu, quả dừa xiêm lại trở thành món quà mới mẻ với những người khách ôn đới. Nó đã trở thành một biểu tượng đẹp của sinh thái nước Việt chúng ta.
Bài làm 3
“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.
Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.
Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.
Dừa cao gồm:
– Dừa xiêm: trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống.
– Dừa bị: trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm.
– Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn.
– Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng.
– Dừa dâu: trái rất nhỏ, màu hơi đỏ.
– Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa.
– Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).
Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.
Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.
Quả dừa phát triển từ hoa dừa, có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong. Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.
Dừa có nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.
Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm,… Lá dừa không chỉ dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng.
Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.
Có thể nói, dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên thì vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.
Và đặc biệt, dừa đã đi vào văn chương Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ:
“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
(Dừa ơi)
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
(Dáng đứng Bến Tre)
Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao, giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”
(Dừa ơi)
Bài làm 4
Cây dừa là cây vốn được trồng phổ biến ở các khu vực miền biển nước ta, tạo nên những vùng du lịch nổi tiếng. Cây dừa mang lại nhiều lợi ích trong đời sống con người
Dừa là loài cây thuộc họ Cau, là họ duy nhất trong chi Cocos và có thân gỗ lớn hình trụ. Dừa có nguồn gốc từ đảo Andaman, vịnh Bengan, Ấn Độ và các quần đảo thuộc khu vực Đông Nam châu Á. Từ các quần đảo này, thông qua các dòng chảy của đại dương hoặc các các nhà thám hiểm, cây dừa đi khắp thế giới, trở thành một loài cây trồng ưa thích của nhiều quốc gia. Ngày nay, dừa được trồng khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là đảo hay các vùng ven biển.
Cây dừa xuất hiện ở Việt Nam từ trước công nguyên, được trồng phổ biến ở các vùng ven biển. Bến tre và Bình Định là những khu vực trồng nhiều dừa nhất nước ta.
Dựa vào đặc điểm hình thái và mục đích sử dụng có thể phân loại dừa thành 2 nhóm giống chính: nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn. Ngoài ra, để có được các giống dừa mới có năng suất và chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, người ta còn lai tạo ra một nhóm giống dừa mới phù hợp với khí hậu và đất trồng của từng khu vực gọi là dừa lai.
Đặc điểm sinh thái, sinh dưỡng và phát triển: Thân dừa là thân đơn trục (một thân chính, không có cành nhánh) mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Đôi khi có theerr cao tới 30m.
Mỗi cây trưởng thành thường mang 25-40 tàu lá. Mỗi tàu lá trưởng thành có chiều dài trung bình 4-6m, được chia làm 2 phần cuống lá và lá. Phần cuống là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây. Phần mang lá: Mang khoảng 90-200 lá chét mỗi bên, phần lá chét ở 2 bên không đối xứng nhau hoàn toàn(chênh nhau khoảng 5-10 lá chét). Khi tàu lá rụng sẽ để lại sẹo trên thân cây trơn nhẵn.
Rễ dừa bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Rễ dừa rất mạnh khỏe và dẻo dai, có thể mọc ra liên tục trong suốt cuộc đời cây dừa. Rễ hút chất dinh dưỡng nuôi cây và giữ cho thân dừa đứng vững trong gió.
Hoa dừa là loài tạp tính (có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) hình thành dưới dạng chùm gọi là phát hoa. Phải mất 30-40 tháng kể từ khi hoa bắt đầu hình thành đến khi nở. Thường thì mỗi nách lá cho 1 phát hoa. mõi phát hoa có rất nhiều hoa. Quả dừa hình thành bám chặc trên phát hoa này.
Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái gồm có ba phần là ngoại quả bì (phần vỏ bên ngoài được phủ cutin), trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì bao gồm gáo, nước và cơm dừa. Quả dừa cũng là cơ quan sinh sản của cây. Mầm non mọc từ bên trong và tự nảy mầm trên mặt đất. Gặp điều kiện ẩm ướt, rễ dừa đâm sâu vào đất tạo thành cây con mới.
Cây dừa thường sống ở vùng nhiều nước (bờ ao, hồ, sông và các vùng trũng thấp), độ ẩm lớn. Khi trồng, gốc cách gốc khoảng từ 2 – 3 mét. Dừa phát triểm nhanh vào mùa mưa. Cây trồng từ 2 đến 3 năm là trưởng thành và cho quả. Dừa có thể phát triển tốt từ 50-60 năm.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Dừa ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa trung bình. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu. Do đó, Dừa chỉ có thể trồng từ tới cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Chăm sóc và thu hoạch: Cây dừa có sức sống mạnh mẽ chịu được khô hạn. Khi trồng còn bón thêm cho dừa các loại phân như lân, photphat, đạm… Một vài nơi người ta còn bón thêm muối và vôi để dừa tăng khả năng chống bệnh và cho quả ngọt.
Cần bảo vệ cây dừa trước sự phá hoại của bọ dừa, kiếm vương, đuông, sâu nái, chuột,.. hay một số bệnh thường gặp ở dừa như: bệnh lá đốm, bệnh thối đọt, nứt và rụng trái để cây dừa phát triển và cho quả tốt.
Mỗi cây dừa trưởng thành cho khoảng 80 – 100 quả mỗi năm. Người ta thường thu hoạch khi quả xanh trưởng thành để lấy nước và cơm dừa. Quả già có màu nâu, vỏ cứng, thường lấy cơm dừa làm tinh dầu hoặc các loại bánh kẹo. Kẹo dừa, dầu dừa là đặc sản vùng đất Bến Tre.
Lợi ích và ý nghĩa kinh tế của cây dừa: Dừa là loại cây cho quả nhiều dầu nhất nước ta. Từ các bộ phận của cây dừa có thể cho ta rất nhiều loại sản phẩm chễ biến phong phú và đa dạng:
Thân dừa được cắt xẻ lấy gỗ. Ở miền biển, gỗ dừa là vật liệu chính để xây nhà, làm cầu, che chắn đồ dùng. Gõ dừa rất bền chắc nếu được bảo uản ở điều kiện khô ráo.
Vỏ dừa lấy sợi; làm thuốc trị bệnh mẩn ngứa, nấm da. Người ta tước các sợi từ vở thân cây dừa hoặc quả dừa bện thành dây thường rất bền chắc.
Lá dừa làm vật lợp mái nhà, vật liệu che phủ, hoặc làm vở lá gói bánh, làm các đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ. Lá dừa còn là chất liệu đốt, làm phân bón,…
Xơ dừa làm vật liệu trồng hoa lan và một số loài cây cảnh; đốt lấy nhiệt, làm phân bón cây.
Gáo dừa thường đốt lấy than; làm đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng. Với tính chất cứng, không hút ẩm, gáo dừa ngày càng phát huy vai trò lớn trong việc tạ ra những vật dụng an toàn, thân thiện với môi trường.
Nước dừa là một loại nước uống giải khát giàu dinh dưỡng. Ngày nay, ngoài việc uống tươi, nước dừa còn được đóng lon, hộp, trở thành laoij nước uống phổ biến trên thế giới. Ngoài ra nước dừa còn dùng để làm rượu, thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Cơm dừa là sản phẩm chính của cây dừa. Cơm dừa dùng trong nấu ăn, là bài thuốc tốt cho những người suy nhược, ăn uống kém, giúp nhuận tràng, cơm dừa là nguyên liệu làm nhiều loại bánh kẹo. Cơm dừa còn dùng để ép lấy dầu, một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất bánh kẹo và mỹ phẩm. Hủ dừa là loại thực phẩm thường được sử dugj trong các bữa ăn gia đình.
Cây dừa giúp chắn gió, cát ven biển, bảo vên đồng ruộng nội địa, là cây tiên phong ở vùng phèn mặn. Hàng dừa cao vút bao năm che mưa, chắn gió, chắn cát bảo vệ làng mạc, ruộng vườn, giữ gìn môi trường sống của con người.
Hình ảnh và ý nghĩa cây dừa trong đời sống văn hóa: Trong ngày lễ, tết, cưới hỏi dừa dùng làm đồ trưng bày trong mâm ngũ quả: “cầu, dừa, đủ, xài (xoài), xung”. Dừa là một trong năm thành tố tạo nên mơ ước được phồn thịnh của con người nơi vùng đất châu thổ Cửu Long.
Ngoài ra, trong ba ngày tết, nhà nào cũng có mứt dừa với các màu sắc xanh, trắng, đỏ, vàng trông rất bắt mắt, làm cho không khí ngày tết thêm rộn ràng. Thật không thể nào quên những chiếc bánh lá dừa, bánh nhân dừa, chè nước cốt dừa ta vẫn ăn thường ngày. Thức ăn chế biến từ quả dừa đã tạo nên một nét khác biệt đậm đà trong đời sống ẩm thực Việt Nam.
Dừa đi vào âm nhạc, hội họa, thi ca và các hình thức nghệ thuật khác trong đời sống người dân Nam bộ. Cây dùa là biểu tượng của tính kien trung, bền bỉ, không bao giờ chịu khuất phục trước giông tố.
Cây dừa in dấu đậm nét trong đời sống văn hóa dân tộc ta. Đặc biệt, cây dừa có giá trị văn hóa rất tiêu biểu cho vùng đất chín rồng đang vườn mình trổi dậy và hứa hẹn bay xa, bay cao, để từ đó, góp phần đưa kinh tế – xã hội của vùng đất mới này ngày càng phát triển.
Bài làm 5
Cây dừa là một loại cây ăn quả nhưng giá trị của nó rấ lớn nó đa tác động đến thơ ca, âm nhạc của con người rất nhiều. các bạn biết không cây dừa thượng mọc ở những nơi có thể coi là nơi khô cằn hay ấm ướt nó cũng không ngại. sức sống của nó rất lớn. Nó gắn bó và thủy chung với con người qua biết bao nhiêu là thế hệ chưa kể những công dụng của nó với người nông dân.
Cây dừa ở vùng que hay được trồng để là công cụ để tránh, cản nước khi có lũ, hay để giữ đất cho đất khỏi trôi, dùng để lấy bóng mát và lấy quả… Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa ngoài ra thân dừa còn có thể là gỏi dừa làm củi, trái dừa dùng để ăn, lá dừa dùng để gói bánh, lợp nhà, khi ăn xong gáo dừa vẫn được dùng để làm đồ mỹ nghệ, Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao…. Ngày nay dừa có giá trị rất lớn về kinh tế.
Dừa có rất nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào thân hình và màu sắc mà con người phân làm nhiều loại dừa. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.
Với mỗi con người Việt Nam thì dừa gắn bó rất nhiều, mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Có thể nói dừa luôn thủy chung gắn bó với con người qua nhiều thời đại và nhiều trang lịch sữ vẽ vang khác.
Với giá trị như vậy thì mỗi con người không ai bỏ quá được về lợi ích và tầm quan trọng của cây dừa. dù là một thực vật nhỏ bé nhưng có rất lớn. Với con người Việt Nam luôn coi cây dừa là một người bạn gần gủi là một nơi để tựa vào khi mỗi xé chiều là nơi có thể giải tỏa được nhưng cơn khát.
Cây dừa gắn bó với con người rất nhiều luôn sẽ chia tâm sự với con người dù có mưa nắng thì dừa vẫn hiên ngang như vậy. đúng là một người bạn hiền người bạn tốt của con người.