Bài làm 1
Từ Phương Đông, cái quạt du nhập sang phưong Tây. Châu Âu máy móc và lý trí gọi cái quạt là chiếc bình phong nhỏ di động, dùng để quấy đảo không khí, làm cho mát. Châu Âu cũng có nhiều quạt. Đặc biệt, giới quý tộc dùng nhiều quạt rất cầu kỳ vì họ coi chúng là một loại đồ trang sức năng động và tế nhị: quạt có đăng ten, quạt lụa màu, quạt có gương, quạt có đá quý, quạt đồi mồi…
Nước ta là một trong những quê hương của cái quạt. Ở Hà Nội xưa, tại phố Hàng Quạt có đình Phiến Thị (chợ quạt), cũng gọi là đình Hàng Quạt, có thờ tổ sư nghề làm quạt họ Đào, người làng Đào Xá, Ân Thi, Hải Hưng. Chính dân Đào Xá đã ra Kẻ chợ lập phưòng làm quạt và dựng lên ngôi đình này. Gần đây, quạt Hưng Yên, quạt Phù ủng, quạt Hữu Bằng… là có tiếng nhất.
Có rất nhiều loại quạt: quạt trầm hương, đồi mồi, lá, nan, lông gà… Quạt hầu bóng, quạt thằng Bờm, quạt ]ễ, quạt rước, quạt tiến, quạt kéo, quạt thước… Quạt kéo có cánh 1m80 x 0,70m, lợp vải và có hệ thống dây cho một người kéo, làm mát được không gian rộng. Nó xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1914. Quạt thước dài chừng 45cm dùng cho những người có tuổi ở nông thôn. Nó vừa che nắng vừa che mưa, đuổi chó. Cho nên, còn gọi là quạt đánh chó. Năm 1944, nhà văn Nguyễn Tuân mặc áo gấm, khăn đóng, tay cầm cái quạt thước to xòe ra, vào quán TAVERRNE ROYALE, được mọi người xúm xít lại nhìn ngắm, trầm trồ. Đặc biệt là những khách người Pháp đánh giá rất cao cách ăn mặc này kèm cái quạt thước độc đáo.
Cái quạt giấy Việt Nam dù to dù nhỏ bao giờ cũng chỉ có 17,18 nan. Chưa bao giờ có quạt 16 hoặc 19 nan. Xét về mặt cấu tạo của chiếc quạt giấy, ta thấy nó gồm ba phần: nan, khuy, giấy. Nan quạt thường được làm bằng tre (hoặc gỗ), chẻ nhỏ mỏng lmm rộng lcm dài 20 cm đến 28 cm. Hai nan cái ngoài cùng bằng cật tre dày và cứng có tác dụng chịu lực chính. Nan tre là loại tre già, được ngâm trong ao hồ khoảng 1 vài năm cho chất protein trong libe tế bào tre thoát hết ra qua vách cenlulo. Khi đó nan sẽ hết chất protein nên không bị mối mọt ăn. Hiện nay một số nha .an xuất hàng loạt bằng máy nên thường dùng thuốc quét lên trên nan để chống mối mọt, một thời gian sử dụng sẽ bay hết. Thuốc này không có lợi cho sức khỏe, thường xuyên tiếp xúc có thể tích tụ trong người gây ung thư. Khuy quạt là đinh cố định các nan ở một đầu. Hai bên khuy được cố định bằng hai nhài. Có thể cải tiến khuy bằng đinh ốc. Phần cuối cùng là giấy. Giấy gồm hai tờ giấy chất liệu tốt, dai cắt theo hình vòng cung khuyết. Giấy được dán vào nan quạt và dính với nhau trên phần nan quạt xòe ra. Để tạo sự bắt mắt, thẩm mĩ cho quạt giấy; nhà sản xuất thường in hình ảnh, iogo hay slogan của công ty lên mặt giấy nhằm mục đích quảng cáo.
Trong những cuộc múa của đồng bào Chăm, múa quạt là một đỉnh cao. Cái quạt trong tay các vũ nữ là con công, gà, phượng, rồng, bướm, là gió, mây, là tất cả…Vai giáo đầu của chèo bao giờ cũng cầm cái quạt trong tay để giãi bày, giở bài thơ ra ngâm, hơi che mặt nghiêng nghiêng làm duyên. Khi thi đỗ, Lưu Bình trở về thấy người yêu đã biến mất. Trong tay cầm cái quạt biết mở ra hay cụp vào. Chàng bỗng vung quạt lên và ngâm một câu bất hủ và ngơ ngác: “Nàng bỏ đi đâu? Phòng loan lạnh ngắt”. Trong vở “Tuần ty đào huế”, anh Tuần Ty trong tay chỉ có một cái quạt. Bên anh ta là vợ chính thức và người vợ “nhặt” yêu quý đang đánh ghen với nhau. Anh phải can ngăn dàn xếp. Cái quạt đã giúp anh che bên nọ, chắn bên kia. Cái quạt đã giúp anh lột tả được nhũng giây phút bối rối, năn nỉ, bực mình, vui vẻ, hối hả, dàn hòa…Cái quạt thật trung thành với anh. Trong Truyện Kiều, Kim Trọng thề bồi với cô Kiều cũng xòe quạt. Quạt này gọi là quạt thề, quạt ước. Nó giúp thể hiện trạng thái tâm hồn vui sướng hay sầu muộn, điên loạn hoặc mơ hồ hoặc chói chang sắc lạnh. Có lúc lại chập chờn mê sảng. Cái quạt có giá trị rất lớn trong nghệ thuật chèo vì nó được sử dụng triệt để.
Cái quạt Việt Nam vừa được dùng để quạt mát vừa là vật trang trí rất quan trọng và thật đáng yêu. Thật vậy, cái quạt giấy 17 hoặc 18 nan được nhuộm bằng nước vỏ cây với màu hồng nâu nhạt thân thiết của Hưng Yên hay Hữu Bằng (Lủa) vẫn có duyên nhất, phổ biến nhất, tiện dụng nhất.
(Theo Lý Khắc Cung, Hà Nội Văn hóa và Phong tục, 2014)
Bài làm 2
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.
Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.
Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)… Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyến thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán. Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.
Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước… Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.
Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.
Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu”
Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về chiếc quạt nan, lời thơ có đoạn:
“Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày”.
Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt “Nan- ti on- nan” của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.
Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quát mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng….
Bài làm 3
Quạt là một vật hình tam giác hay tròn, khi đưa qua đưa lại tạo ra một luồng gió làm mt khuôn mặt và cơ thể khi nóng bức. Trong khi ở châu Âu, quạt hầu như chỉ được phụ nữ sử dụng và ngày nay không còn được phổ biến nữa, thì ở châu Á tới tận ngày nay chúng vẫn còn được sử dụng hàng ngày bởi cả 2 giới tính.
Quạt đã và đang không chỉ là một đồ dùng thuần tuý. Ở châu Âu nó từng là một phục trang thời trang, biểu tượng đẳng cấp và vật trợ giúp làm điệu.Ở Nhật Bản hay ở Việt Nam, … quạt còn là đạo cụ trong sân khấu truyền thống, như là sự kéo dài của cánh taylàm tăng sức biểu cảm của khuôn mặt. Đó đây thường thấy, người ta ẩn dấu khuôn mặt mình sau cái quạt.
Hình ảnh mô tả quạt đã được ghi nhận rất sơm từ thời Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên đó không phải là quạt tay mà là những tấm quạt được các người hầu chuyển động quạt mát cho ông bà chủ.
Ở Trung Quốc, quạt được toàn dân dùng. Những chiếc quạt được có sớm nhất còn đến ngày nay là một cặp quạt nan tre lợp vải dệt hai bên từ thế kỷ 2 trước CN. Quạt gấp lại được là thời trang thời Minh. Trong khoảng 1368 – 1644, Hàng Châu là một trung tâm sản xuất quạt giấy, quạt gấp. Các hoạ sĩ thời đó đã vẽ các bức hoạ trang trí và đề thơ lên quạt. Nan quạt thường được làm bằng ngà voi, xương, vỏ trai ốc, gỗ đàn hương, mai rùa, tre trúc,… được lợp giấy, lụa,….
Quạt cầm tay được thấy ở châu Âu vào thế kỷ 16. Trong các bức tranh chân dung thời ấy, đặc biệt là ở Ý có quạt. Bề mặt của đa số các loại quạt gợi cho người ta các ý tưởng trang trí. Thân quạt được chạm khắc, giát vàng,… cánh gập của quạt được vẽ trang trí đầy nghệ thuật. Đến tận đầu thế kỷ 20 quạt vẫn còn là vật tuỳ thân thời trang không thể thiếu được ở các quý bà. Đầu thế kỷ 20 (ở Nhật Bản đến tận người nay) quạt được sử dụng như là một món quà ra mắt, giới thiệu.
Ngôn ngữ của quạt: Gắn với quạt người ta nói đến “ngôn ngữ của quạt” (trong các tự điển về vấn đề này người ta gắn một cử chỉ dùng quạt với một lời nói, ví dụ như quạt ấp bên má trái có nghĩa là : “Em yêu anh”), thậm chí có những khoá học về ngôn ngữ của quạt
Nữ thi sĩ Vịêt Nam nổi tiếng Hồ Xuân Hương đã có hai bài thơ về quạt như sau
CÁI QUẠT GIẤY
Một lỗ sâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
CÁI QUẠT GIẤY
Mười bảy hay là mười tám đây?
Cho anh yêu dấu chẳng rời tay.
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một thứ này.