Trang chủ » Trả lời câu hỏi: Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Trả lời câu hỏi: Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Câu 1: Hãy miêu tả lãnh địa và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa

Trả lời:

Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình – gọi là lãnh địa phong kiến.

Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất cũa lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v…, có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở  xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

Câu 2: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu ?

Trả lời:

–  Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới của họ. Người Giéc-man còn chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước… tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

–  Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình, tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đồng thời, vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị của các quý tộc trong nhà thờ. Tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành.

Câu 3: Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào ? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì ?

Trả lời:

Do sản xuất phát triển, từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá. Giờ đây, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa. Trong các ngành thù công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm v.v… và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nó khác.

Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông v.v… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá. Từ đó, các thành thị ra đời.

Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gốm những thợ thủ công và thương nhân.

Câu 4: Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

–  Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới của họ. Người Giéc-man còn chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước… tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

–  Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình, tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đồng thời, vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị của các quý tộc trong nhà thờ. Tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành.

–   Quý tộc vũ sĩ cùng với quý tộc tăng lữ đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược để mớ rộng bờ cõi và nô dịch nông dân. Chúng còn thường xuyên xung đột với nhau, chiếm ruộng đất của nhau và của nông dân. Quý tộc phong kiến dần trở thành những tầng lớp riêng, có đặc quyền và rất giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ, nông dân bị phá sản biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.

Câu 5: Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào ?

Trả lời:

Lãnh địa phong kiến :

–  Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

–    Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí… , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ… , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

–    Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng…

+ Đời sống lãnh chúa :

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top