Trang chủ » Trả lời câu hỏi Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trả lời câu hỏi Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 1: 
 
Đề bài: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
 
Lời giải chi tiết
 
Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:
 
– Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh
 
– Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.
 
– Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.
 
– Sớm áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?
 
Lời giải chi tiết
 
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với nước Mĩ:
 
* Về kinh tế: Phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của Mĩ.
 
– Năm 1932, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929.
 
– 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (40%) phải đóng cửa.
 
* Về chính trị – xã hội:
 
– Đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn.
 
– Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người.
 
– Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
 
Bài 3:
 
Đề bài: Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.
 
Lời giải chi tiết
 
Những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven:
 
* Chính sách mới của Tổng thống Ru-đơ-ven là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính và chính trị – xã hội.
 
* Về kinh tế – tài chính:
 
– Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
 
– Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
 
* Về chính trị – xã hội:
 
– Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…
 
– Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top