Trang chủ » Trả lời câu hỏi: Bài 2. Các giới sinh vật

Trả lời câu hỏi: Bài 2. Các giới sinh vật

Bài 1: (trang 13 SGK Sinh 10)

Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?

a) Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

c) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

d) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

+ b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

Bài 2: (trang 13 SGK Sinh 10)

Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.

  • Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ kích thước khoảng 1 – 5 Mm. Chúng sống khắp nơi trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác nhau. Phương thức sõng rất đa dạng: hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt (chịu được nhiệt độ 0°c – 100°c, nồng độ muối cao 25%) đó là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.
  • Giới Nguyên sinh: Đại diện là tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
    • Tảo: Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tố quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, sống dưới nước.
    • Nấm nhầy: Sinh vật nhân thực, tồn tại ở hai pha là pha đơn bào và pha hợp bào. Là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
  • Động vật Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng (trùng roi).
  • Giới Nấm: Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, địa y. Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).

Bài 3: (trang 13 SGK Sinh 10)

Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?

a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.

b) Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh.

c) Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.

d) Cả a và b.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Đáp án đúng d.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top