1. Vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Trả lời:
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: Khối Liên minh gồm Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a ra đời năm 1882; khối Hiệp ước của ba nước Anh, Pháp, Nga hình thành nám 1907. Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
2. Sự chuyển biến chiến sự ở giai đoạn 2 của chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Phe Hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại và đầu hàng.
Ngày 7-11-1917, Cách mạng tháng Mười tháng lợi ở Nga, Nhà nước Xô viết rút khỏi chiến tranh.
Tháng 7 – 1918, quân Anh, Pháp bắt đầu phản công và đến tháng 9 -1918, quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
Ngày 9-11-1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ cộng hoà.
Ngày 11 – 11 – 1918, Chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Trả lời:
a) Nguyên nhân của chiến tranh
– Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm – đế quốc "già" (Anh. Pháp)… kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời – đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế giành giật thuộc địa.
– Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898). VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha: Chiến tranh Anh – Bỏ-Ơ (1899 – 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ: Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.
– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: Khối Liên minh Đức – Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh – Pháp – Nga (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 – 6 – 1914. Đế quốc Đức – Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào?
Trả lời:
– Chiến tranh đã gây thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ, số tiền chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ đô la, các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
5. Lập niên biểu về giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời:
Niên biểu về giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất:
6. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời:
Bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
7. Câu hỏi 2 – Mục I – Tiết 16 – Trang 84 – SGK: Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới? Chính sách này đã có tác động thế nào đến tình hình nước Nga?
Hướng dẫn:
Trong tình hình ấy, tháng 3 – 1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.