1. Câu hỏi 1 – (Mục I Bài 3 – SGK Trang 18): Quan sát hình 12 và 13, em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Hình 12 có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải – cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt.
Hình 13. Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ sáng chế. Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần.
2. Câu hỏi 2 – (Mục I Bài 3 – SGK Trang 18): Theo em, điều gì xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi?
Hướng dẫn giải:
Phát minh này không chỉ giải quyết được nạn đói sợi trước đây mà còn dẫn đến tình trạng thừa sợi
3. Câu hỏi 3 (Mục I Bài học 3 -SGK Lịch Sử 8 Trang 20 ): Vì sao vào giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá ?
Hướng dẫn giải:
Vào giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá vì: Gang thép chế tạo máy móc và đường sắt, than đá sử dụng cho máy hơi nước
4. Câu hỏi 4 – (Mục I Bài 3 – SGK Trang 20): Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?
Hướng dẫn giải:
Ở Anh cách mạng công nghiệp sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp. Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng” của thế giới.
5. Câu hỏi 5 – (Mục I Bài 3 – SGK Trang 21): Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào?
Hướng dẫn giải:
– Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870, nước Pháp đã có 27000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
– Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX dù đất nước chưa được thống nhất nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Được thừa hưởng những thành tựu của các nước đi trước, đến những năm 1850 – 1860, các ngành kinh tế của Đức đều sử dụng máy móc. Sau năm 1870, công nghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
6. Câu hỏi 6 – (Mục I Bài 3 – SGK Lịch Sử 8 Trang 22)
Quan sát hai lược đồ trên, em hãy nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp?
Hướng dẫn giải:
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều trung tâm khai thác than đá, nhiều đường sắt, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ nông thôn đến tìm việc làm.
7. Bài 1 trang 27 sgk: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
Hướng dẫn giải:
– Đầu thế kỉ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mĩ La-tinh.
– Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu,
– 1948 – 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
– 1859 – 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; 1864 – 1871 hoàn thành thống nhất Đức; 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
8. Câu hỏi 1 – (Mục II Bài 3 – SGK Trang 27): Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?
Hướng dẫn giải:
Các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa vì:
+ Họ cần một nguồn tài nguyên thiên nhiên để cung cấp cho công việc sản xuất ở nước nhà
+ Họ cần một thị trường tiêu thụ các mặt hàng mà họ vẫn sản xuất ra
+ Muốn mở rộng lảnh thổ
+ Khi mà họ xâm chiếm thuộc địa thì họ sẽ có lợi nhuận cao như tài nguyên, sức lao động,…