Trang chủ » Trả lời câu hỏi bài Hô hấp và các cơ quan hô hấp SGK sinh học 8

Trả lời câu hỏi bài Hô hấp và các cơ quan hô hấp SGK sinh học 8

Bài 1: (trang 67 SGK Sinh 8)

Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại CO2 ra khỏi cơ thể.

Bài 2: (trang 67 SGK Sinh 8)

So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

So sánh cấu tạo hệ hô hấp của người và thỏ:

* Giống nhau:

  • Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
  • Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.
  • Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
  • Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.
  • Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.

* Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

Bài 3: (trang 67 SGK Sinh 8)

Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có 02 để mà nhận.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu nóng qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2, không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Bài 4: (trang 67 SGK Sinh 8)

Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương)?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top