Bài 1: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)
Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào? Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Ở 2 kì là kì giữa và kì trung gian:
- Kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
- Kì trung gian thì NST duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh
Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì:
Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.
Bài 2: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)
Sự tự nhân đôi của NST diễn ra trong kì nào của chu kì tế bào?
a) Kì đầu b) Kì giữa c) Kì sau d) Kì trung gian
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Chon đáp án d) Kì trung gian
Bài 3: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)
Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Các kì | Những diễn biến cơ bản của NST |
Kì đầu | – Các NST kép bắt đầu co ngắn và đóng xoắn – NST có hình thái rõ rệt – Tâm động đính vào sợi tơ vô sắc từ thoi phân bào |
Kì giữa | NST kép đóng xoắn cực đại. Tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kì sau | – NST bắt đầu duỗi – 2 Cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn – Các cromatit trượt trên sợi tơ vô sắc phân li đều về 2 cực |
Kì cuối | – NST tháo xoắn hoàn toàn – Bắt đầu phân chia tế bào – Thành 2 tế bào độc lập |
Bài 4: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)
Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
c) Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con
d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Chọn đáp án d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Bài 5: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)
Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a) 4 b) 8 c) 16 d) 32
Đáp án bài 5:
Đáp án c) 16.