Trang chủ » Trả lời câu hỏi bài Nhân hai số nguyên cùng dấu

Trả lời câu hỏi bài Nhân hai số nguyên cùng dấu

Bài 1 trang 91 SGK Toán 6 tập 2 – Số học

Tính:

a) (+3) . (+9);                     b) (-3) . 7;                   c) 13 . (-5);

d) (-150) . (-4);                   e) (+7) . (-5).

Đáp án:

a) (+3) . (+9) = 27;                                  b) (-3) . 7 = -21;

c) 13 . (-5) = -65;                                    d) (-150) . (-4) = 600;

e) (+7) . (-5) = -35.

Bài 2 trang 91 SGK Toán 6 tập 2 – Số học

Tính 27 . (-5). Từ đó suy ra các kết quả:

(+27) . (+5);            (-27) . (+5);             (-27) . (-5);            (+5) . (-27).

Đáp án:

(+27) . (+5) = 135;                             (-27) . (+5) = -135;

(-27) . (-5)  =135;                               (+5) . (-27)= -135.

Bài 3 trang 91 SGK Toán 6 tập 2 – Số học

Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:

a) a.b là một số nguyên dương?

b) a.b là một số nguyên âm?

Đáp án:

a) b là số âm;                   b) b là số dương.

Bài 4 trang 91 SGK Toán 6 tập 2 – Số học

Trong trò chơi bắn bi vào các hình tròn vẽ trên mặt đất (h.52), bạn Sơn bắn được ba viên điểm 5, một viên điểm 0 và hai viên điểm -2; bạn Dũng bắn được hai viên điểm 10, một viên điểm -2 và ba viên điểm -4. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn?

Bài tập môn toán lớp 6

Đáp án:

Số điểm Sơn đạt được là: 5.3 + 0.1 + (-2).2 = 15 + 0 + (-4) = 11 (điểm).

Số điểm Dũng đạt được là: 10.2 + (-2).1 + (-4).3 = 20 + (-2) + (-12) = 6 (điểm)

Vậy Sơn được điểm cao hơn.

Bài 5 trang 92 SGK Toán 6 tập 2 – Số học

So sánh:

a) (-7) . (-5) với 0;                                   b) (-17) . 5 với (-5) . (-2);

c) (+19) . (+6) với (-17) . (-10).

Đáp án:

Hướng dẫn Thực hiện các phép tính rồi so sánh hai kết quả.

a) (-7).(-5) > 0                             b) (-17).5 < (-5).(-2);

c). (+19).(+6) < (-17).(-10).

Bài 6 trang 92 SGK Toán 6 tập 2 – Số học

Giá trị của biểu thức (x – 2).(x + 4) khi x = -1 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:

A. 9;                           B. -9;                                C. 5;             D. -5.

Đáp án:

Thay giá trị của x trong biểu thức bởi -1 rồi tính giá trị của biểu thức.

Thay x = -1 vào biểu thức (x – 2).(x + 4) ta được (-1-2).(-1 + 4) = (-3).(3) = -9

Đáp án đúng là: B.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top