Trả lời câu hỏi bài Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
– Người nguyên thủy mở rộng vùng cư trú xuống thung lũng, vùng chân núi, vùng khe. Họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.
– Công cụ lao động được cải tiến:
+ Rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng
+ Công cụ bằng xương, sừng nhiều hơn.
+ Đồ gốm có hoa văn hình chữ S, con dấu nổi xuất hiện cùng với chì lưới bằng đất nung (để đánh cá)
– Xuất hiện đồ trang sức.
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
– Để định cư lâu dài con người cần phải cải tiến công cụ lao động.
– Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim (từ quặng, đồng =>đồ đồng xuất hiện)
=> Ý nghĩa: Công cụ sản xuất được cải tiến, nhiều hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, của cải làm ra nhiều hơn…
3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
– Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.
– Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta.
=> Cuộc sống con người ổn định hơn, định cư lâu dài, cây lương thực chính,…
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Quan sát hình 28 (SGK trang 30), các em có nhận xét gì về hình dáng và tác dụng của rìu đá Hoa Lộc ?
Trả lời :
– Rìu đá Hoa Lộc có vai được mài nhẵn ở cả hai mặt rìu lưỡi, có hình dáng vuông vắn hoặc hình chữ nhật
– Rất dễ cầm, tiện lợi khi làm việc
2. Quan sát rìu đá Phùng Nguyên hình 29 (SGK trang 30), em có nhận xét gì về hình dáng, kĩ thuật chế tác rìu so với rìu đá Hoa Lộc hình 28 (SGK trang 30)
Trả lời :
So với rìu đá Hoa Lộc, rìu đá Phùng Nguyên có hình dáng nhỏ hơn, vuông vắn, cân xứng, được mài nhẵn toàn bộ, lưỡi mỏng và sắc, có thể dùng làm nhiều việc. Điều đó chứng tỏ kĩ thuật chế tác đá của người Phùng Nguyên phát triển cao hơn.
3. Quan sát hình 30 (SGK trang 31), em thấy những hoa văn trên đồ gốm chứng tỏ điều gì ?
Trả lời :
– Những hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc rất đẹp, phong phú chứng tỏ kĩ thuật làm đồ gốm thời bấy giời phát triển rất cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
– Mặt khác nó cũng phản ánh trình độ thẩm mĩ cả của con người thời đó.
4. Từ các hình 28,29,30 với những công cụ thời kì trước, em hãy rút ra những nét mới về công cụ sản xuất thời kì này ?
Trả lời :
– Loại hình công cụ rất phong phú, đa dạng : rìu có vai, tam giác, lưỡi xòe rộng….
– Kĩ thuật chế tác cao hơn, không chỉ biết ghè đẽo mà còn mài nhẵn, tạo ra công cụ có hình dáng cân đối, sắc bén, dễ cầm khi làm việc.
– Tiến bộ trong kĩ thuật làm đồ gốm : từ nặn bằng tay đã chuyển sang làm đồ gốm bằng bàn tay xoay, kĩ thuật nung gốm ngày càng cao, chất lượng tốt.
5. Cuộc sống của người nguyên thủy thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc có gì thay đổi ?
Trả lời :
Cuộc sống ngày càng ổn định, đã xuất hiện những làng, bản đông dân ở các làng ở ven sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai…gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tốc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài, lấy trồng trọt chăn nuối làm nghề chính.
6. Theo em, để làm đồ gốm cần những gì, qua những công đoạn nào ?
Trả lời
Làm đồ gốm phải tìm được nguyên liệu đất sét, phải qua quá trình nhào nặn thành hình các đồ đựng, rồi mới đem nung cho khô cứng.
7. Đồ gốm chúng ta thường thấy là gì và tác dụng của nó ra sao ?
Trả lời :
– Đồ gốm thường thấy như : bình, vò, đĩa, cốc có chân cao….
– Tác dụng của nó là chủ yếu làm đồ đựng
8. Vì sao nghề gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuận luyện kim ?
Trả lời :
– Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu dưới dạng quặng, không như đá. Muốn có kim loại nguyên chất phải biết chắt lọc từ quặng. Chính trong quá trình nung đồ gốm, con người đã phát hiện ra điều này. Do đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp (800oC−1000oC)(800oC−1000oC), nên vào thời đó, đây là kim loại được phát hiện và sử dụng đầu tiên. Hơn nữa, đồng thì không đẽo hay mài được như đá. Để có công cụ lao động bằng đồng nhờ nghề làm đồ gốm, người ta biết là khuôn đúc bằng đất sét nung. Tiếp đó, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ta công cụ hay đồ dùng cần thiết, thuật luyện kim đã được phát minh như vậy.
9. Những công cụ đồng đầu tiên mà các nhà khảo cổ tìm thấy được là gì ?
Trả lời :
Những công cụ đồng đầu tiên đó là : cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.
10. Theo em, việc phát minh ra kĩ thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời :
– Công cụ bằng kim loại ra đời đã thay thế dần cho công cụ bằng đá, đem lại hiệu quả lao động cao hơn.
– Tạo ra nhiều loại hình công cụ lao động và dụng cụ khác nhau bền sắc đẹp để phục vụ cho cuộc sống con người.
– Đời sống con người được nâng cao hơn.
11. Nghế trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
Trả lời :
Nghề trồng lúa nước ở nước ta ra đời ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển, vùng thung lũng cao châu thổ vì nơi đây có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và có nước tưới tiêu quanh năm
12. Những dấu tích nào cho thấy thời bấy giờ phát minh ra nghề trồng lúa ?
Trả lời :
Trong các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên… người ta tìm thấy hàng loạt lưỡi cuốc đã được mài nhẵn, đồ đựng, dấu vết thóc lúa, gạo cháy.
13. Theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn ?
Trả lời :
– Ven các con sông lớn, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thức ăn phong phú, con người có thể sống định cư với nghề trồng lúa nước.
– Công cụ sản xuất đã ngày càng được cải tiến, nhất là từ khi phát minh ra thuật luyện kim, đồ đồng xuất hiện.
– Năng suất lao động của con người đạt được cao hơn, của cải vật chất tạo ra ngày càng nhiều hơn.
=> Như vậy, con người ở đồng bằng ven các sông lớn để có điều kiện chăm bón cây lúa, ổn định cuộc sống tốt hơn.
14. Theo em, sự ra đời của nghề trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào ?
Trả lời :
Nghề tròng lúa nước ra đời có tầm quan trọng to lớn đối với cuộc sống con người. Từ đây, họ không phải đi lang thang để kiếm ăn nữa. Thóc gạo đã trở thành nguồn lương thực của cư dân nước ta. Họ sống định cư lâu dài chủ trộng trong trồng trọt và tích lũy lương thực, xây dựng xóm làng, đó chính là cơ sở để tạo nên sự biến chuyển to lớn về xã hội.
15. Em hãy cho biết sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời kì Hòa Bình – Bắc Sơn ?
Trả lời :
– Nền kinh tế chính trị của con người thời kì này là nghề nông nghiệp trồng lúa nước, thời Hòa Bình – Bắc Sơn kinh tế chủ yếu là săn bắt và hái lượm
– Năng suất lao động của con người thời kì này cao hơn, của cải dư thừa nhiều hơn, cuộc sống con người ổn định hơn, xã hội bị phân hóa thành kẻ giầu, người nghèo sâu sắc hơn.