1. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
– Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
– Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
2. Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
Trả lời:
Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
3. Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần.
Trả lời:
Bộ máy quan lại thời Trần:
Các em dựa vào sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần để hoàn thành bài tập. Cần làm rõ, bộ máy nhà nước thời Trần cũng giống như thời Lý, được phân làm ba cấp, quyền hành tập trung trong tay vua (chế độ phong kiến tập quyền). Điểm khác là, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh hem thời Lý. Các vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con và xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) giúp nước, đặt thêm một số cơ quan và chức quan để giúp vua trị nước.
4. Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có gì thay đổi so với thời Lý?
Trả lời:
Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có thay đổi so với thời Lý:
– Dưới thời Lý, cả nước chia thành 24 lộ, phủ, giao cho con, cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.
– Dưới thời Trần, cả nước chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức quan chánh, phó an phủ sứ. Từ châu đến huyện, xã đều có người đứng đầu (tri phù, tri châu, tri huyện, xã quan).
Như vậy, tổ chức bộ máy nhà nước cấp địa phương dưới thời Trần quy củ, chặt chẽ hơn thời Lý.
5. Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật thời Trần.
Trả lời:
Trình bày những nét chính về pháp luật thời Trần.
Nên so sánh, tìm ra điểm giống và khác nhau của luật pháp thời Trần (bộ Hình luật) và thời Lý (bộ Hình thư), để thấy được sự củng cố và hoàn thiện hơn của luật pháp thời Trần (có những điểm quy định cụ thể hơn, đặt thêm cơ quan Thẩm hình viện để lo việc xét xử, kiện cáo).
6. Hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần. Kết quả của những biện pháp đó.
Trả lời:
Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần và kết quả của những biện pháp đó:
– Chú ý, tìm ra những điểm giống và khác về chủ trương chính sách phát triển quân đội của thời Trần so với thời Lý. Phân tích tác dụng của chính sách "ngụ binh ư nông" và chủ trương "quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông" và chính sách tăng cường đoàn kết quân đội của nhà Trần.
– Tác dụng của những chính sách trên là xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh. Là cơ sở để bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.
7. Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?
Trả lời:
Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý:
– Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; đắp đê Đỉnh nhĩ…). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
– Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống…).
8. Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Trả lời:
Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV: Dựa vào bảng thống kê đã lập, nêu lên những biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế – xã hội bấy giờ để nhận xét về sự suy sụp của nhà Trần, không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.