Phương pháp viết văn tả cảnh
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì: Động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.
b. – Văn bản hai tả cảnh: Dòng Năm Căn và rừng đước.
– Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).
c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.
– Phần 1 (Từ đầu … màu của lũy): Giới thiệu lũy làng.
– Phần 2 (tiếp … lúc nào không rõ): Miêu tả các vòng của lũy.
– Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.
* Trình tự miêu tả: Ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.
Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Những hình ảnh tiêu biểu:
– Thầy cô giáo: Chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,…
– Các học sinh: Chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, …
b. Thứ tự: Thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra …) / không gian (bên ngoài, bên trong, …).
c. – Mở bài: Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.
– Kết bài: Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các ý cần miêu tả: Về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, …), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân: Chơi đá cầu, nhảy dây, …
– Mở bài: Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.
– Thân bài:
+ Theo thời gian: Sáng, trưa, chiều.
+ Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.
– Kết bài: Cảm nhận về cảnh biển.