Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. – Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư về ngoại hình. Như tượng đúc đồng, hiệp sĩ.
– Đoạn 2: Tả Cai Tứ về các bộ phận của khuôn mặt.
+ Thấp, gầy, tuổi độ 45, 50.
+ Mặt vuông, má hóp, mắt, mũi, bộ râu, cái miệng, răng.
– Đoạn 3: Tả ông Cản Ngũ và Quắm Đen trong một keo vật.
b. Đoạn 1 và 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Gắn với hình ảnh tĩnh, có thể sử dụng danh từ, tính từ.
Đoạn 3 tả người gắn với công việc. Thường sử dụng các động từ.
c. Đoạn 3:
– Mở bài (từ đầu … nổi lên ầm ầm): Giới thiệu về quang cảnh diễn ra hội vật.
– Thân bài (tiếp … sợi dây ngang bụng vậy): Diễn biến cụ thể của keo vật.
– Kết bài (còn lại): Đánh giá, cảm nhận về keo vật.
Có thể đặt tên cho bài văn này: “Keo vật”, “Chiến thắng trên sàn vật” …
Luyện tập
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các chi tiết tiêu biểu:
Tả em bé 4-5 tuổi | Tả cụ già cao tuổi | Tả cô giáo giảng bài |
Thân hình, làn da mịn, đôi mắt trong, môi đỏ, lời nói bập bẹ, … | Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,… | Giọng nói, cử chỉ, ánh nhìn, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,… |
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng.
Thân bài: Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng
Kết bài: Cảm nghĩ của em về người em tả.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị bước vào sàn keo vật.
(1) Tôm luộc
(2) Ông tượng