1. Lịch sử là gì?
– Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
– Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. Học lịch sử để làm gì?
– Hiểu được cội nguồn dân tộc
– Biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
– Biết được quá trình sống, lao động của tổ tiên
– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên
– Biết vận dụng vào hiện tại để làm giàu truyền thống dân tộc.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
– Tư liệu truyền miệng (các chuyện dân gian.)
– Tư liệu hiện vật (các văn bản viết.).
– Tư liệu chữ viết (những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)
Cố đô Huế – kinh đô dưới thời Nguyễn còn lại đến ngày nay
Cố đô Huế – kinh đô dưới thời Nguyễn còn lại đến ngày nay
–> Nguồn tư liệu là gốc giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
1. Theo em, mọi vật xung quanh (cây cỏ, loài vật,…) có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không ?
Trả lời :
Mọi vật xung quanh (cây cỏ, loài vật,..) ngay từ khi xuất hiện có hình dạng khác ngày nay. Vì mọi vật (cây cỏ, loài vật,…) có hình dạng như này này đều phải trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có quá khứ, quá khứ đó chính là lịch sử
2. Lịch sử là gì ?
Trả lời :
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ (quá khứ là những gì đã xảy ra). Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
3. Có gì khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người ?
Trả lời :
– Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng cá nhân con người đó
– Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại khác nhau
– Lịch sử là môn khoa học chuyên nguyên cứu và dựng lại một cách chính xác quá trình phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay. Lịch sử mà chúng ta sẽ học là lịch sử loài người.
4. Quan sát lớp học hình 1 SKG trang 3, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
Trả lời :
Nhìn bức ảnh ta thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em ngày nay :
– Lớp học ở trường làng thời xưa thật đơn giản có ít học sinh (khoang 7-8 học sinh), không có bảng đen, phấn trắng, không có bàn ghế cho thầy trò và không có học sinh nữ…
– Sở dĩ có sự khác nhau đó là do thời xưa điều kiện sống còn nghèo nàn, lạc hậu so với ngày nay. Ngày nay, đất nước đang phát triển, Nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nên rất quan tâm đầu tư phát triển trường lớp khang trang. Tuy vậy, nhưng qua lớp học thời xưa, ta cũng thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
5. Chúng ta có cần biết những thay đổi đó không ? Tại sao lại có những thay đổi đó ?
Trả lời :
– Chúng ta rất cần biết những thay đổi đó, những gì đã xảy ra trong quá khứ, không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như chúng ta nhận thấy mà là cả một quá trình lao động, xây dựng của tổ tiên, của cha ông chúng ta.
– Chúng ta cần biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay và để từ đó chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những gì mà tổ tiên, cha ông đã để lại vừa là bài học để xây dựng tương lai
6. Vậy theo em đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng nâng cao, có được sự thay đổi đó là do đâu ?
Trả lời :
Đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng nâng cao, có được sự thay đổi đó không chỉ do lao động của riêng ai mà do những việc làm của tổ tiên, cha ông từ đời này qua đời khác, do sáng tạo trong lao động của cả cộng động người Việt bao thế hệ làm nên
7. Học lịch sử để làm gì ?
Trả lời :
– Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình
– Học lịch sử để biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên được đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước.
– Học lịch sử còn biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
8. Quan sát hình 2 SGK trang 5, em hãy cho biết ông cha ta dựng bia đá đặt ở Văn Miếu để làm gì ? Nó thuộc loại tư liệu nào ?
Trả lời
– Đây là bia đá được dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) khắc tên tuổi của những người đỗ tiến sĩ trong các khoa thi thời xưa nhằm tôn vinh những người đỗ đạt cao. Chúng ta có thể trực tiếp nhìn thấy, sờ mò, đọc được nó khi vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
– Nó thuộc tư liệu hiện vật
9. Những câu chuyện, lời mô tả lại sự việc hiện tượng được gọi là tư liệu gì ?
Trả lời
Những câu chuyện, lời mô tả lại sự việc hiện tượng được gọi là tư liệu truyền miệng
10. Thử kể những loại tư liệu truyền miệng mà em biết ?
Trả lời :
Những loại tư liệu truyền miệng như chuyện Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Gióng, Tấm Cám..
11. Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết được gọi là tư liệu gì ?
Trả lời
Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết được gọi là tư liệu chữ viết
12. Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất gọi là tư liệu gì ?
Trả lời
Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất gọi là tư liệu hiện vật
13. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Trả lời :
Dựa vào 3 nguồn tư liệu sau :
– Tư liệu hiện vật
– Tư liệu truyền miệng
– Tư liệu chữ viết
14. Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi-xê-rông "Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống"
Trả lời :
Lịch sử ghi lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, những điều tốt hay xấu, thành công hay thất bại, những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa….. Lịch sử giúp chúng ta ngày này hiểu được cái hay, cái đẹp để phát huy; cái xấu, cái khiếm khuyết để tránh bỏ, từ đó chúng ta rút kinh nghiệm cho bản thân, tự trau dồi đạo đức và sống cho tốt, cống hiến phần sức lực của mình để xây dựng quê hương, đất nước. Lịch sử là cái gương của muôn đời để chúng ta soi vào. Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống.