Câu 1. Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?
Hướng dẫn giải: 800C
Câu 2. Trong các khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì?
– Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4
– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7
– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15
Hướng dẫn giải:
1. Đường biểu diễn từ phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
2. Đường biểu diến từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang.
3. Đường biểu diễn từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
Câu 3. Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào:
– Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4
– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7
– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15
Hướng dẫn giải:
– Giảm
– Không thay đổi
– Giảm
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Băng phiến đông đặc ở (1)……………. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2)……………. nhiệt độ nóng chảy.
b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3)……………..
Các từ để điền:
– 700C, 800C, 900C
– Bằng, lớn hơn, nhỏ hơn
– Thay đổi, không thay đổi.
Hướng dẫn giải:
(1) 800C
(2) Bằng
(3) Không thay đổi
Câu 5. Hình 25.1 (SGK) vẽ đường thẳng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào? Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
Hướng dẫn giải:
– Hình vẽ ở trong SGK vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá.
– Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong bảng sau:
Câu 6. Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Hướng dẫn giải: Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thế là: Từ thể rắn sang thể lỏng rồi từ thể lỏng sang thể rắn. Tức là có quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.
Câu 7. Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ?
Hướng dẫn giải: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan