Trang chủ » Trả lời câu hỏi bài Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Trả lời câu hỏi bài Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

1. Nhà Trần đã thực hiện các chính sách gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

Sau chiến tranh, nền kinh tế thời Trần bị tàn phá nặng nền và gặp nhiều khó khăn. Để phát triển nông nghiệp, Nhà Trần đã thực hiện các chính sách:

– Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

– Sửa, đắp đê điều, dẫn nước tưới tiêu, phòng lụt.

– Các vương hầu, quý tộc nhà Trần tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang

– Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và thu thuế

– Nhà Trần ban hành thái ấp cho quý tộc, vương hầu

2. Sau chiến tranh, tình hình ruộng đất thời Trần có nét gì nổi bật?

Trả lời:

Tình hình ruộng đất thời Trần sau chiến tranh có nét nổi bật là ruộng đất công ở làng xã chiếm phần lớn ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước, ngoài ruộng đất tư theo hình thức điền trang và thái ấp còn xuất hiện ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.

3. Ruộng điền trang và thái ấp xuất hiện và có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

– Điền trang có từ thời Trần, do chủ trương của nhà nước cho phép các vương hầu quý tộc, phò mã chiêu tập nông dân không có ruộng đi khai hoang, lập điền trang. Loại ruộng đất khai hoang này thuộc quyền sở hữu của vương hầu, quý tộc.

– Thái ấp là bộ phận ruộng đất mà nhà Trần phong cho vương hầu, quý tộc và họ không có quyền sở hữu tư nhân. Nhìn chung chỉ được hưởng một đời, nhà nước có thể tước của người này ban cho người kia. Thái ấp có nhiều ở thời Trần. Cho đến nửa cuối thế kỉ XIV, sự tồn tại của Thái Ấp chưa gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.

4. Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?

Trả lời:

Kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh nhanh chóng được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước.

Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay các quý tộc, vương hầu, địa chủ.

5. Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào?

Trả lời:

– Thủ công nghiệp rất phát triển

– Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý, mở rộng, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển.

– Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc, xây dựng, khai khoáng….

– Một số thợ thủ công cùng nghề làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm làm giấy… tụ họp lại thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề

– Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kỹ thuật được nâng cao.

6. Tình hình thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh như thế nào?

Trả lời:

– Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi

– Xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng

– Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán khắp nơi

– Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

7. Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào và cho biết địa vị của các tầng lớp đó?

Trả lời:

* Xã hội thời Trần có:

– Vương hầu, quý tộc

– Địa chủ

– Nông dân

– Thợ thủ công, thương nhân

– Nông nô và nô tì

* Địa vị của các tầng lớp trong thời Trần:

– Tầng lớp vương hầu, quý tộc:

+ Tầng lớp vương hầu quý tộc thời Trần ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp)

+ Họ có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương

– Tầng lớp địa chủ:

+ Tầng lớp này là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đầu tư cho nông dân cày cấy để thu tu nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

– Tầng lớp nông dân:

+ Nông dân cày ruộng công cho nhà nước ở các làng xã, là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội

+ Từ thế kỉ XIV, do nhiều năm bị mất mùa đói kém, nông dân phải bán ruộng đất, bởi vậy tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.

– Thợ thủ công, thương nhân:

+ Tầng lớp này chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh

– Nông nô, nô tì:

+ Là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội

+ Họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

+ Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top