Trang chủ » Trả lời câu hỏi Ô nhiễm môi trường SGK sinh học 9

Trả lời câu hỏi Ô nhiễm môi trường SGK sinh học 9

Bài 1: (trang 165 SGK Sinh 9)

Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh… ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

Bài 2: (trang 165 SGK Sinh 9)

Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển… Ví dụ: khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.

Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.

Bài 3: (trang 165 SGK Sinh 9)

Hãy lấy ví dụ minh họa:

  • Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
  • Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
  • Mạch nước ngầm bị ô nhiễm

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên: Nhà máy sản gạch xả khói từ lò gạch ra môi trường mỗi ngày gây ô nhiễm không khí, khói bụi khắp nơi.

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường: Thức ăn thừa được đổ ở ven đường gây mùi khó chịu ruồi bọ bâu vào, gây mất mĩ quan và ảnh hưởng tới không khí.

Mạch nước ngầm bị ô nhiễm: Nước ngầm bị ô nhiễm nên nồng độ sắt trong nước cao, chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho người.

Bài 4: (trang 165 SGK Sinh 9)

Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Nguyên nhân là do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách. Ví dụ: dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng hoặc không tuân thủ quy định về thời gian và thu hoạch rau và quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật – thu hoạch rau và quả sớm sau khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top