Trang chủ » Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo)

Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo)

1. Nêu bố cục của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
 
– Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần
 
– Phần 1: cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
 
– Phần 2: tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
 
– Phần 3: lời tuyên bố độc lập của nhân dân.
 
2. Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ.
 
3. Bản “Tuyên ngôn Độc lập”đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lí lẽ và sự thật hùng hồn, không thể chối cãi được. (Phân tích đoạn 2 và đoạn 3).
 
4. Tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
 
II. LUYỆN TẬP
 
   Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hung hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top