Trang chủ » Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Bài 1: 

Đề bài: Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa. 
 
Lời giải chi tiết
 
1. Những khó khăn của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám bao gồm: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm và nội phản.
 
2. Biện pháp giải quyết của Đảng và Chính phủ:
 
– Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
 
+ Về chính trị: tiến hành bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
 
+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là “nhường cơm sẻ áo”; “hũ gạo cứu đói”, chủ tương lâu dài là tăng gia sản xuất.
 
+ Về tài chính: kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền Việt Nam.
 
+ Văn hóa, giáo dục: ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
 
– Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:
 
+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam (trước 6/3/1946)
 
+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc (6/3/1946 đến trước 19/12/1946)
 
3. Kết quả:
 
– Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.
 
– Nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.
 
– Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.
 
– Đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.
 
4. Ý nghĩa:
 
– Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.
 
– Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Đảng và Chính phủ Cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Pháp trong thời gian trước ngày 6/3 và từ ngày 6/3/1946?
 
Lời giải chi tiết
 
1. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946:
 
– Chủ trương: tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
 
– Sách lược:
 
+ Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn nhất tề chống Pháp, chặn nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng,…
 
+ Hàng vạn thanh niên sung vào các đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.
 
+ Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,…
 
2. Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946:
 
– Chủ trương: hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
 
– Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.
 
Chú ý:
 
Chủ trương và sách lược của Đảng và Chính phủ đối với thực dân Pháp ở hai giai đoạn có sự khác biệt tùy thuộc vào động thái của Pháp và Trung Hoa Dân quốc cũng như tình hình chuẩn bị cụ thể của ta. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top