Trang chủ » Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Bài 1: 

Đề bài: Phân tích tính chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. 
 
Lời giải chi tiết
 
1. Tính chính nghĩa:
 
– Nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
 
2. Tính nhân dân:
 
– Khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì thế, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
 
– Nêu cao tinh thần toàn dân đánh giặc, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”.
 
Bài 2:
 
Đề bài: Nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. 
 
Lời giải chi tiết
 
– Ngày 12/12/1945, ban Thường vụ Trung ương đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
 
– Ngày 19/12/1946, mở đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
 
– Ngày 17/2/1946, quân dân Việt Nam rút ra khỏi căn cứ kháng chiến an toàn.
 
– Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 đã từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của kẻ thù, làm thay đổi chiến lược chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
 
– Chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top