Trang chủ » Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Bài 1: 

Đề bài: Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á. 
 
Lời giải chi tiết
 
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN. 
 
Lời giải chi tiết
 
– ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là ln-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.
 
– Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tổ chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. AASEAN luôn đảm bảo được “sự thống nhất trong đa dạng” trên cơ sở những lợi ích cơ bản chung cũng như các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiêp hội, nhất là “đồng thuận” và “không can thiệp”.
 
– Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng hùng mạnh.
 
Chú ý:
 
Sưu tầm tự do, đi vào những hoạt động chính của ASEAN từ khi thành lập cho đến nay. 
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.
 
Lời giải chi tiết
 
Trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Ấn Độ đã đạt được những thành tựu chính sau:
 
– Nông nghiệp: nhờ thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
 
– Khoa học – kĩ thuật: có bước tiến nhanh chóng. Cuộc “Cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
 
– Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top