Trang chủ » Bài văn bình giảng bài thơ Qua đèo ngang lớp 7 hay nhất

Bài văn bình giảng bài thơ Qua đèo ngang lớp 7 hay nhất

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về bài Qua Đèo Ngang

1. Mở bài

– Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam

– Qua đèo Ngang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan

2. Thân bài
– Hai câu đề: Khung cảnh hoang sơ, quạnh vắng nơi Đèo Ngang:

+ Không gian núi rừng hoang vu, hiu quạnh

+ Thời gian: hoàng hôn, xế chiều

-> Gợi tâm trạng cô đơn, buồn man mác

+ Thiên nhiên hoang sơ: cỏ cây, hoa lá

– Hai câu thực: Cuộc sống con người thưa thớt, ảm đạm:

+ Nghệ thuật đối

+ Tính từ giàu sức gợi

– Hai câu luận: Nỗi nhớ nước, nhớ nhà qua âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa

– Hai câu kết: Nỗi buồn lên đến đỉnh điểm: “ta với ta” là một sự cô đơn tuyệt đối

3. Kết bài
Nêu cảm nhận về bài thơ

– Giọng điệu da diết, thủ pháp đối, đảo lộn trật tự câu, hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi

– Thiên nhiên hoang sơ nơi đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của con người.

Bài thơ qua đèo ngang lớp 7 – Mẫu 1

cam-nhan-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan
Phân tích bài thơ qua đèo ngang
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
 
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
 
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
 
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
 
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
 
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
 
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
 
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
 
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
 
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
 
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
 

Bài thơ qua đèo ngang lớp 7 – Mẫu 2

 
Tả cảnh ngụ tình là một hình thức quen thuộc trong văn học trung đại. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm tâm sự riêng tư, kín đáo, là những gửi gắm sâu xa. Nguyễn Trãi bâng khuâng, tự hào, nhớ thương da diết dĩ vãng xa xưa ở Cửa biền Bạch Đằng.Nguyễn Khuyên man mác, Ưu tư trong bài Câu cá mùa thu.Còn Bà Huyện Thanh Quan bàng bạc, lẻ loi khi bước chân Qua Đèo Ngang:
 
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Mở đầu bài thơ, nữ sĩ tả thời gian mình đặt chân đến:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
 
Đó là khung cảnh buổi chiều nơi rừng núi hoang vu, tĩnh mịch.
 
Chiều ởchôn này thường buồn. Nỗi buồn len vào hồn, vào da thịt, sâu sắc, kín đáo và âm ỉ. Không buồn làm sao được trước cảnh bóng ngả, chiều buông sau đồi? Chữ “tà” với âm “a” nghe ngân vang, tha thiêt. Âm vang ấy như kéo dài ra, buổi chiều cô tịch như càng dài hơn. Và không buồn sao được khi người lữ khách là thi sĩ xa cách quê nhà với bao tình cảm luyến thương, sâu nặng?
 
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan nơi đây gợi chúng ta nhớ đến hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du:
 
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
 
Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang sơ òa vào lòng nữ sĩ như một người thân, như muốn làm bạn đường để khuây khỏa nỗi buồn đau đáu:
 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 
Đây là một bức tranh gợi đường nét hài hòa, có cỏ, cây, hoa, lá, đá, núi đá, tảng đá, vách đá, chúng chen chúc nương tựa lẫn nhau.
 
Có bóng người xuất hiện dưới chân núi phía xa xa:
 
Lom khom dưới núi, tiều vài chú.
 
và bên kia sông:
 
Lác đác bèn sông, chợ mấy nhà.
 
Trong hai câu thực này, chúng ta thấy nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đối ngữ, đổi trật tự cú pháp cùng với các từ láy “lom khom”, “lác đác” và các số từ vô định “vài”, “mấy” thật điêu luyện. Nhờ vậy, bức tranh thơ trở nên gợi cảm hơn, sắc sảo hơn nhưng hiu quạnh hơn.
 
Ởhai câu đề, chúng ta nói cảnh buồn, người buồn, một bức tranh thiếu bóng dáng con người. Còn ở hai câu thực này, con người đã xuất hiện, sao cảm giác buồn cũng chẳng vơi đi?
 
Đơn giản thôi! Có người đấy chứ! Cũng giống như Nguyễn Khuyến lấy “động” để tả “tĩnh”, ơ đây, Bà Huyện Thanh Quan lấy cảnh có con người đế tả cảnh thiếu con người. Cho nên nỗi buồn có tính chất tăng cấp.
 
Nếu như ờ hai câu đề chúng ta vừa đặt chân vào cửa ngõ của nỗi buồn, ở hai câu thực chúng ta tiến sâu thêm một bước nữa vào thế giới nội tâm của nỗi buồn thì ở hai câu luận, chúng ta sắp đến hang động của nỗi buồn:
 
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
 
Trong cảnh sắc hoang vu đó, tiếng chim quốc quốc vọng lên nghe não nề, đau đớn, xót xa; tiếng chim gia gia gào lên thảm thiết, mệt mỏi, rã rời.
 
Tương truyền chim quốc (chim cuốc) là hóa thân của Thục Đế, vì buồn đau mất nước mà ngày đêm kêu mãi không thôi. Còn chim gia gia (chim đa đa) là hóa thân của hai ông Bá Di, Thúc Tề, người đời Ân; khi nhà Chu cướp ngôi nhà Ân, cả hai bỏ vào núi Thú Dương ăn rau vi, đến chết không chịu ăn thóc nhà Chu.
 
Như vậy, ở hai câu luận nhà thơ vẫn giữ nguyên phép đổi trật tự cú pháp, phép đối ngữ và sử dụng thêm điển tích, phép nhân hóa và chơi chữ. Đặc biệt nghệ thuật chơi chữ rất uyên thâm: “quốc” là con chim quốc còn có nghĩa là “nước”; “gia” là con chim gia gia (đa đa) còn có nghĩa là nhà. Đó là phép chơi chữ vận dụng trên cơ sở của từ đồng âm khác nghĩa. Tất cả các biện pháp nghệ thuật này đã nói lên được nỗi trông trải, nhó’ nhung, cô đơn, buồn thương da diết trong lòng nữ sĩ Thanh Quan. Phải chăng tiếng chim nơi thiên nhiên hoang dã đã khơi gợi trong lòng nhà thơ nỗi nhớ quê hương, xứ sở ởmiền Bắc mà bà vừa xa cách để về kinh đô để nhận chức “cung trung giáo tập”?
 
Thật ra, từ xưa đến nay, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã đưa ra rất nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, chẳng hạn, có ý kiến cho rằng tiếng chim khắc khoải ấy chính là nỗi niềm hoài cổ của nữ sĩ. Vì không bằng lòng với những tiêu cực của nhà Nguyễn đương thời nên nhà thơ nhớ thương, luyến tiếc nhà Lê trước kia.
 
Mặt khác, tâm trạng này thường gặp trong các bài thơ khác của Bà Huyện Thanh Quan. Trong hai câu kết bài Thăng Long thành hoài cổ,nữ sĩ viết:
 
Ngàn năm gương củ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Bây giờ, chúng ta hãy đến với trung tâm của cõi buồn ở hai câu kết: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
 
Chao ôi! Khung cảnh thiên nhiên mênh mông quá, dịu vợi quá! Đứng giữa đèo Ngang nhìn đâu cũng chỉ thấy trời, non, nước nên một chút tâm sự riêng tư này biết tỏ cùng ai?
 
Đọc lại hai câu kết này, chúng ta chợt nhớ đến hai câu kết trong bài Bạn đến chơi nhàcủa Nguyễn Khuyến – thế hệ sau của Bà Huyện: Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
 
Bác đến chơi đây, ta với ta.
 
“Ta với ta” trong thơ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ là nhà thơ với bạn của mình (“ta” với “bác”). Còn “ta với ta” trong thơ nữ sĩ là một sự đốidiện của nữ sĩ với chính bản thân. Buồn, nhà thơ tìm đến cảnh thiên nhiên để giải khuây, đến với cảnh thì cảnh buồn hiu hắt, quay về với lòng mình thì gặp nỗi cô đơn.
 
Tóm lại, Qua Đèo Nganglà một bài thơ hay, hay bởi cách nhìn của một hồn thơ trác việt, vừa đắm say trước cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và mĩ lệ của đất nước, vừa thể hiện được tình cảm thâm trầm, sâu lắng củà con người; hay bởi lời thơ súc tích, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”.
 
Hình ảnh đèo Ngang trong thơ Bà Huyện Thanh Quan không bao giò’ phôi pha trong tiềm thức của độc giả dù chưa một lần dặt chân đến đèo Ngang.
 

Bài thơ qua đèo ngang lớp 7 – Mẫu 3

 
Hãy khẽ ngâm và lắng nghe âm điệu réo rắt, du dương của bài thơ kiệt tác này:
 
‘Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoà.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
 
*, Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta’
Bài thơ thất.ngôn bát cú Đường luật tả cảnh Đèo Ngang lúc chiều tàn và nỗi lòng của người lữ khách.
 
1. Câu thơ phá đề mở ra một không gian nghệ thuật là ‘Đèo Ngang’, một thời gian nghệ thuật là ‘bóng xế tà’, một tâm trạng nghệ thuật, đó là sự ngạc nhiên của người lữ khách lần đầu ‘bước tới’ một miền đất lạ. ‘Bóng xế tà’ là lúc ngày tàn, mặt trời đã gác núi, cảnh vật đi dần vào trạng thái yên tĩnh nghỉ ngơi. Khoảnh khắc ấy đối với li khách đứng trước con đèo xa lạ, sao mà chẳng buồn? Chữ ‘tà’ của vần thơ như một tiếng lòng ngân nga, rung động man mác buồn:
 
‘Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà’
 
Hai chữ ‘bước tới’ gợi cho người đọc đoán định thời điểm nữ sĩ viết bài thơ này 150 năm về trước, đó là khi nữ sĩ trên đường thiên lí vào Kinh đô Phú Xuân nhận chức nữ quan ‘Cung trung giáo tập’ của triều Nguyên.
 
Câu thơ thứ hai mở ra một thế giới, một cảnh sắc nơi con đèo ‘Đệ nhất hùng quan’ của Đại Việt. Cũng có cỏ và cây, tất cả phải ‘chen’ với đá. Cũng có lá nhưng phải ‘chen’ với hoà, hoa dại, hoa mua, hoa sim. Điệp từ ‘chen’ gợi tả cảnh hoang vu, hoang dại của thiên nhiên nơi con đèo. Hai tiếng ‘đá’ và ‘lá’ ở giữa câu thơ vần với nhau (vần lưng) phối âm với vần chân (tà – hoà) đã làm cho nhạc điệu trầm bổng, réo rắt, đọc lên nghe rất thú vị:
 
‘Bước tới Đèo Ngang bóng xê’tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoà’
 
2. Từ trên con đèo, người lữ khách nhìn về chân núi, trông về dòng sông dưới chân đèo xa xa. Điểm nhìn hướng về mấy chú tiều phu đang ‘lom khom’ gánh củi dưới núi, rồi trông về mấy nhà ‘lác đác’ chợ bên sông. Từ láy ‘lom khom’ gợi tả sự vất vả của tiều phu khi gánh củi đè nặng trên vai, đang từng bước từng bước xuống dốc núi. Từ tượng hình ‘lác đác’ làm nổi bật sự thưa thớt, lèo tèo mấy lều chợ miền núi ngày xưa. Nghệ thuật đảo ngữ và phép đối làm cho không gian nghệ thuật Đèo Ngang thêm phần hoang sơ, hoang vắng. Trước cảnh vật ấy, thế giới ấy, lữ khách càng cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Bút pháp tả cảnh ngụ tình của nữ sĩ rất tinh tế. Cảm xúc của thi nhân như thấm sâu vào dáng hình ‘lom khom’, vào đường nét ‘lác đác’ trong màu vàng nhạt, vàng thẫm của ‘bóng xế tà’:
 
‘Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà’
Miền đất lạ, tuy có núi và sông, có mấy nhà chợ, có vài chú tiều phu, nhưng đối với lữ khách lúc chiều tàn vẫn hoang vắng cô liêu.
 

Bài thơ qua đèo ngang lớp 7 – Mẫu 4 

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Những tác phẩm của bà thường là những tâm sự, là nỗi buồn sâu kín trước thời thế của đất nước. “Qua đèo Ngang” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ điềm tĩnh, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan.

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú. Chỉ vỏn vẹn 8 câu thơ nhưng đã diễn tả được hết cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời đất bao la.

Hai câu thơ đề gợi lên một khung cảnh hoang sơ, quạnh vắng, âm u nơi đèo Ngang:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Có thể thấy, không gian thật mênh mông và rộng lớn. Thời gian ở đây là lúc khi hoàng hôn buông xuống, ánh mặt trời chuẩn bị tắt “bóng xế tà”. Đây cũng là lúc tâm trạng con người dễ buồn, dễ sầu. Con người cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa không gian quá bao la. Cảnh vật thiên nhiên âm u, quạnh vắng đến nao lòng, chỉ có cây và hoa. Từ “chen” được lặp lại hai lần càng gợi lên sự hiu quạnh nơi núi rừng. Hoa lá quấn quýt với nhau như để xua bớt đi sự cô đơn, quạnh vắng của khung cảnh thiên nhiên.

Cảnh vật đã âm u, đời sống của con người lại càng thưa thớt. Hai câu thực đã cho thấy điều đó:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Nghệ thuật đối được tác giả sử dụng thành công: lom khom- lác đác ; tiều vài chú-chợ mấy nhà gợi lên sự thưa thớt, vắng vẻ. Có sự hiện diện của con người nhưng chỉ là ít ỏi “vài”, “mấy”. Hai câu thơ có sự đảo trật tự cú pháp một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang. Từ láy “lom khom”, “lác đác” vừa chỉ hành động vừa chỉ số lượng. Sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh chờn vờn trước mắt tưởng gần nhưng lại thật xa xôi. Muốn có người bầu bạn cũng trở nên khó khăn.

Giữa không gian mênh mông, quạnh vắng, con người mang một nỗi buồn man mác. Và rồi tiếng chim cuốc, chim đa đa vang lên càng làm cho con người buồn hơn:

“ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da”

Tiếng chim cuốc và chim đa đa đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng não nề vô cùng, thấm đến tận tâm can. Người lữ khách nghe văng vẳng tiếng chim kêu mà lòng quạnh hiu, tê tái. Tác giả thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Trên cái nền tĩnh lặng giữa đất trời bao la, tiếng chim kêu thực sự não nề và thê lương. Nghe tiếng chim cuốc, chim đa đa mà “nhớ nước”, “thương nhà”. Nỗi lòng của người lữ khách nặng trĩu, trùng trùng điệp điệp không dứt.

Đến hai câu thơ kết, cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm:

“Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Con người trở nên quá nhỏ bé trước không gian mênh mông của đất trời. Tác giả cảm thấy mình quá lạc lõng, không có điểm tựa để bấu víu, chỉ có “một mảnh tình riêng”. Ba chữ “ta với ta” cho thấy nỗi cô đơn tuyệt đối của người lữ khách. Nỗi buồn trở nên vô hạn, buồn thấu tâm can, buồn nghiêng ngả đất trời.

Với giọng điệu da diết kết hợp thủ pháp nghệ thuật đối, đảo lộn trật tự câu, hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi, tác giả đa mang đến cho người đọc những vần thơ khó quên. Bài thơ gợi khung cảnh đèo Ngang hoang sơ, quạnh vắng. Đó cũng là nỗi buồn, nỗi cô đơn của người lữ khách tha phương trước không gian mênh mông, rộng lớn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top