Trang chủ » Bài văn Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo ngang lớp 7 hay nhất

Bài văn Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo ngang lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam
 
Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.
 
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
 
Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?
 
Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:
 
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
 
là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.
 
Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
 
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
 
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
 
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
 
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.
 
Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?
 
Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:
 
Dừng chân dứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
 
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:
 
Bác đến chơi đây ta với ta
 
lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:
 
Một mảnh tình riêng ta với ta.
 
đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…
 
Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.
 
Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.
 
Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:
 
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.
 
Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người,nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.
 
Bài làm 2
 
Lật giở những trang thơ trữ tình của Bà Huyện Thanh Quan ta thường thấy thiên nhiên trong thơ bà hiện lên với một vẻ đẹp trang nhã, nhưng cũng man mác buồn. Bài Qua Đèo Ngang cũng là một bài thơ như thế, bức tranh trong bài thật hữu tình nhưng ẩn trong đó là tâm sự u hoài của tác giả.
 
Bài thơ chỉ vẻn vẹn tám câu nhưng đã gợi lên trong tâm trí người đọc một bức tranh Đèo Ngang với trời, non, nước.
 
Mở đầu bài thơ, nữ sĩ giới thiệu: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”.
 
Không phải vô tình khi bà chọn bóng xế tà để tả cảnh. Chiều tà, ấy là thời điểm gieo vào lòng người những nỗi niềm cảm xúc. Cảnh Đèo Ngang vốn nổi tiếng là đẹp, lại ẩn dưới bóng chiều thì càng gợi cảm hơn, càng như có hồn hơn. Cho nên những cảnh vật xuất hiệntrong bài thơ: trời, núi, sông với cỏ cây, hoa lá chen vào đá núi đều là những cảnh sơn thủy hữu tình.
 
Câu thơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” diễn tả thật sinh động sức sống dồi dào của hoa lá, tạo nên một bức tranh hoang dã mà hùng vĩ. Đó là vẻ đẹp sơ khai nguyên thủy của thiên nhiên không dễ có trong thơ cổ. Cảnh ấy càng đẹp khi được đặt trong một không gian cao và xa của trời đất.
 
Toàn cảnh Đèo Ngang dường như được thu vào tầm mắt của nhà thơ, lại còn được gợi lên trong tâm hồn, bởi nơi đây không chỉ có màu sắc, hình ảnh mà còn có âm thanh. Văng vẳng đâu đây trong hốc đá, giữa chiều muộn tiếng gọi bầy của chim đa đa, chim cuốc cuốc. Âm thanh vang vọng khiến cảnh càng thêm trang nhã.
 
Bài thơ viết về một vùng bao la, mĩ lệ của miền Trung nước Việt nhưng vẫn có vẻ hoang vu, quạnh quẽ bởi nó được cảm nhận từ tâm trạng u hoài của nữ sĩ.
 
Đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy khung cảnh chiều tà xuất hiện trong thơ bà không chỉ một lần. Phải chăng đó là dụng ý để tả tâm trạng của nhà thơ? Chiều tà khiến cho cảnh vật thường nhạt nhòa, vì thế nó thường gieo vào lòng người những nỗi buồn bơ vơ nhất là với người lữ thứ. Hơn nữa cảnh vật Đèo Ngang thật mênh mông, cây cỏ, hoa lá chen chúc với đá gợi bao xa lạ cho người bộ hành nơi đất khách. Từ trên cao nhìn xuống chân đèo, khách bộ hành chỉ thấy thiên nhiên rợn ngợp, còn sự hiện hữu của con người lại quá thưa thớt: Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
 
Lác đác bèn sông, chợ mấy nhà.
 
Hình ảnh con người bị thu nhỏ lại bởi dáng lom khom, càng nhỏ bé khi xuất hiện dưới núi. Còn mấy quán chợ tiêu biểu cho hoạt động cuộc sống con người cũng chỉ thấp thoáng lác đác bên sông phía dưới ấy mà thôi. Sự xuất hiện của con người ở đây không tạo nên sự giao hòa đồng cảm chia sẻ nỗi buồn được mà chỉ làm tăng nỗi cô đơn vì xa cách. Đã thế tiếng chim lẻ bạn cứ khắc khoải kêu hoài:
 
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
 
Thương nhà mồi miệng, cái gia gia.
 
Âm thanh tha thiết lan tỏa không gian của một ngày tàn nơi hoang vắng, vừa có cái gì da diết vừa có cái gì xót xa thấm vào tâm trạng nhà thơ, gợi lên nỗi thương nhà, nhớ nước. Nhớ nhà thì đã rõ, bởi bà đang xa nhà. Nhưng tại sao đang sống giữa thời bình mà lạinhớ nước như tâm trạng kẻ mất nước vậy? Phải chăng là tâm trạng hoài Lê như người ta thường nói về câu thơ này? Chắc đây không phải là tâm trạng đó, vì khi bà ra dời thì triều đại này đã mất từ lâu. Nếu nói rằng bà chịu ảnh hưởng tâm sự của người cha là quan của triều Lê thì chắc cũng không nặng nề đến thế. Vậy phải chăng tiếng kêu nẫu ruột của con chim cuốc đã khơi dậy trong bà nỗi đau “cảm cổ thương kim” thường cũng là tâm sự của nhiều kẻ sĩ Bắc Hà. Thương về nỗi thế sự tang thương hiện tại mà nhớ về một quá khứ vàng son rực rỡ.
 
Nỗi niềm tâm sự ấy không biết chia sẻ cùng ai ở nơi chỉ có trời, non, nước:
 
Dùng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta,
 
Một bên là cái bao la của đất trời, một bên là nỗi cô đơn tuyệt đối. Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy (4-1-1-1) không theo luật thơ Đường bình thường, nhờ thế góp phần không nhỏ vào diễn đạt tâm trạng của nhà thơ. Cảnh vật bị tách rời ra như tâm trạng đang tan ra từng mảnh. Trong thơ cổ khi tả nỗi cô đơn, các thi nhân thường cảm nhận quanh mình không có con người, chỉ đối diện với vật vô tri (“Còn một non xanh là cố nhân” – Nguyễn Trãi; “tựa gối ôm cần” – Nguyễn Khuyến; “Thức suốt năm canh một ngọn đèn” – Tú Xương,…). Còn dối với Bà Huyện Thanh Quan thì đến một vật vô tri cũng không có, chỉ mình đối diện với nỗi cô đơn của chính mình: “ta với ta”. Nỗi cô đơn trong tâm hồn thi nhân thốt lên thành lời thơ ngắt quãng như thổn thức.
 
Qua Đèo Nganglà một bài thơ trữ tình đặc sắc của Bà Huyện Thanh Quan: Cũng là một buổi chiều của tâm trạng, cũng có câu thật buồn như câu thơ cuối, nhưng cảnh chưa “tang thương” đến nỗi đứt ruột “luống đoạn trường” mà cảm khái non nước trong bài thơ này là nỗi buồn dịu dàng man mác. Vĩ đọc bài thơ người ta có buồn nhưng những bức tranh thiên nhiên độc đáo lại đem đến những cảm xúc tao nhã, thiết tha về giang sơn gấm vóc.
 
Bài làm 3
 
Bài thơ “Qua đèo ngang” được bà Huyện Thanh Quan vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật . Với cách sử dụng ở luật thơ nghiêm ngặt về số câu, số tiếng, bố cục, gieo vần, luật đối liên song tác giả vẫn giúp người đọc hiểu được tình cảm sâu sắc kín đáo qua những hình ảnh thơ , tứ thơ . Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ đc nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, trịch thượng, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . Bằng cách sử dụng ngôn từ trang nhã, điêu luyện nhà thơ đã tả được bức cảnh thiên nhiên đèo ngang khi bà ta từ đàng ngoài vào đàng trong . Đồng thời lời thơ đã hàm ẩn tình cảnh hoài cổ, phủ nhận th 2000 ực tại của nhà thơ Mở đầu bài thơ , tác giả đã giới thiệu cảnh quan nơi đèo ngang qua những vần thơ (2 câu đề ) “Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa ”
Bài thơ “Qua đèo ngang” được bà Huyện Thanh Quan vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật . Với cách sử dụng ở luật thơ nghiêm ngặt về số câu, số tiếng, bố cục, gieo vần, luật đối liên song tác giả vẫn giúp người đọc hiểu được tình cảm sâu sắc kín đáo qua những hình ảnh thơ , tứ thơ .
       Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ đc nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, trịch thượng, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . Bằng cách sử dụng ngôn từ trang nhã, điêu luyện nhà thơ đã tả được bức cảnh thiên nhiên đèo ngang khi bà ta từ đàng ngoài vào đàng trong . Đồng thời lời thơ đã hàm ẩn tình cảnh hoài cổ, phủ nhận thực tại của nhà thơ
       Mở đầu bài thơ , tác giả đã giới thiệu cảnh quan nơi đèo ngang qua những vần thơ
       (2 câu đề ) “Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
       Cỏ cây chen đá lá chen hoa ”
       Câu thơ đã giới thiệu ko gian, thời gian để bắt đầu bước vào thế giới tâm hồn của chính nhà thơ . Cảnh đèo ngang đáng với ý nghĩa tên gọi của nó đầy hiểm trở, hoang sơ . Cảnh tượng ấy gợi lên trong con người cái nhìn heo hút , hiu quạnh . Cảnh tượng ấy lại còn được nói tới vào thời điểm vào lúc “bóng xế tà” . Đây là những lúc dễ dàng gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Đúng vậy ! Nhà thơ vừa mới bước tới Đèo Ngang thì bóng đã xế tà . Khái niệm của “bóng xế tà” như muốn biểu hiện 1 trạng thái tịch dương . Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . Đối với bà, việc đí từ đất thủ đô Thăng Long để đến vùng đất Cố Đô Huế là 1 sự thay đổi, là 1 bước ngoặt từ chế độ này sang chế độ khác . Song phải dã từ nhà Lê, để vào nhận chức Trung giáo tộc đây là 1 điểm bà ta phủ nhận nhưng vì hoàn cảnh xh nên bà Huyện Thanh Quan phải từ miền Bắc vào trong miền Nam là như thế . Có lẽ, cảnh chiếu hôm rất phù hợp với tâm cảm của nhà thơ . Cho dù bà ta có đến Đèo Ngang vào giấc bình minh hoặc giữa ban trưa thì ý thơ của tác giả rất phù hợp với tâm cảm của chính bà . Do vậy, đc đọc bài thơ “Chiều hôm , Nhớ nhà ” chúng ta cũng thấy bà Huyện Thanh Quan cũng nói đến cảnh buổi chiều như “chiều rời bản làng bóng hoàng hôn” tiếng 2000 thơ của bà Huyện Thanh Quan chỉ có thời điểm buổi chiều hay nói đúng hơn chỉ có buổi chiều mới biểu hiện đúng tình cảm của nhà thơ . Đó là 1 nỗi hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xh . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :
       “Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu 
       Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”
       Từ cái nhìn thực tại ấy, cảnh quan trc’ mắt hiện lên trg tầm ngắm của nhà thơ. Để rồi nhà thơ mới nhận định tổng thể cảnh đèo Ngang. Lời thơ: “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Với cách sử dụng điệp từ và hiệp vần “Cỏ cây chen đá” và “lá chen hoa” cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy chứ! Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả n~ thực vật ấy lại đc hiển hiện trg 1 hoạt động “chen chúc”. Như vậy, cảnh tượng ở đây cho ta thấy là hoang vu, ko có bàn tay con ng` chăm sóc, vun tưới. Do vậy, sự vật ở đây trở nên sô bồ, hỗn độn, mọi vật cố gắng ngoi lên, chen lẫn để duy trì sự sống. Đứng trc’ cảnh tượng đó khiến cho con ng` càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con ng` đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.. Mới bước vào thế giới thơ ca của Bà HTQ ta đã cảm thụ đc 1 nỗi buồn của 1 thời đại đổi thay. Thời đại của nhà Lê. Vốn thuộc dòng tộc nên nhà thơ đã trung thành với triều đình. Nhưng làm sao có thể trung thành mãi đc 1 triều đại mục nát như thế. Hiểu đc hoàn cảnh đó ta mới thấu tỏ đc nỗi lòng của nhà thơ trg lúc này. Chẳng thế mà ng` ta vẫn thường khẳng định bước vào bài thơ của bà HTQ như bước vào 1 ngôi chùa cổ kính, thật tĩnh lặng nhưng cũng chất chứa rất n` nỗi niềm sâu kín.
       Đến 2 câu thực, nhà thơ đã thể hiện cảnh sinh hoạt nơi đèo Ngang = n~ câu thơ:
       “Lom khom dưới núi tiều vài chú
       Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
       Ở 2 câu này, tác giả đã thực sự đứng trên vị trí đỉnh của đèo Ngang. Từ vị trí này, nhà thơ mới có thể quan sát tổng thể cảnh sinh hoạt nơi đây. Tác giả đã dùng thị giác để nhìn nhận n~ h. ảnh vài chú tiều, mấy nhà chợ cùng với n~ t/c lom khom, lác đác. 
       Với cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “ lom khom- lác đác, dưới núi- bên sông, tiều vài chú-chợ mấy nhà” nhằm để tạo sự nhấn mạnh, nổi bật ý thơ. Ngoài ra với cách nói đảo ngữ, tác giả đã thay đổi trật tự của câu thơ. Đúng ra câu thơ phải đc sắp xếp:
       “Vài chú tiều lom khom dưới núi
       Mấy nhà chợ lác đác bên sông.”
       Thế nhưng, nhà thơ đã đưa vị ngữ lên trên đầu câu để nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt.
       Với cách sử dụng n~ từ láy gợi hình “lom khom”, dáng vẻ thu gọn, gập ng`; “lác đác” tạo sự thưa thớt, vắng vẻ. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng n~ số từ “ vài-mấy” làm cho ng` đọc hiểu rằng cảnh sinh hoạt ở đây chỉ có 1 vài chú tiều trg dáng vẻ tiều tụy, bé nhỏ; thêm vào đó 1 vài ngôi nhà nằm rải rác ở bên ven sông. Cảnh sinh hoạt thật buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ n~ cảm giác hiu quặng, tẻ nhạt, trống trải.
       Từ cảnh quan sinh hoạt đìu hiu, quặng quẽ ấy, nhà thơ đã bàn luận thêm cảnh quan nơi đèo Ngang qua n~ câu thơ:
       “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
       Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
       = giác quan thính giác, nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang . Đc thể hiện = lối nói đối ngữ : nhớ nước – thương nhà; đau lòng – mỏi miệng; con cuốc cuốc – cái gia gia . T/giả đã tạo sự cân đối về nội dung ý nghĩa nhằm nhấn mạnh , nổi bật nội dung .
       Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng cách nói đảo ngữ, trật tự, bình thường của câu : 
       “Con cuốc cuốc đau lòng nhớ nước
       Cái gia gia mỏi miệng thương nhà”
       Tuy nhiên, nhà thơ đã đưa những từ ngữ : nhớ nước , thương nhà lên đầu câu nhằm để nhấn mạnh nỗi niềm nhớ nước, tấm lòng thương nhà 
       Với cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa : con cuốc cuốc mà cũng nhớ nước đau lòng, loài gia gia mà cũng thương nhà mỏi miệng . Trong thơ ca, nghệ thuật này thường dùng để mang ý hàm ẩn . Đó ko phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim gia . Hay nói đúng hay đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Vì sao vậy ?
       = cách nghệ thuật chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm : cuốc = quốc , hiện tượng đồng nghĩa : gia = nhà . Qua đó, giúp ta có thể hiểu đó là sự đau lòng, thương nhớ về đất nước , nỗi niềm mỏi miệng , suy nghĩ về quê nhà . Làm sao mà ko nhớ nước đến đau lòng , ko mỏi miệng v&ig 2000 rave; thương nhà đc ? Bởi vì trong cách sử dụng điển tích , nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ , triều đại nhà Lê thời kì vàng son,hưng thịnh nay ko còn nữa mà đó là 1 triều đại nhà Lê mục rỗng, thối nát . Gia tộc của t/giả vốn trung thành với nhà Lê nhưng ko thể nào theo 1 chế độ bất tài , chác đáng trước hiện thực đáng lên án như thế này . Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà 1 bước ngoặt đổi đời . Vì vậy , với cách dùng h/ảnh cái gia gia để gợi về thủy chung, thương nhớ về quê nhà 
       Với tất cả những gì thấy đc và nghe đc đã tạo ra cảm xúc của t/giả trước thực tại, cảnh vật vắng lặng , đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng . Tình cảm này đc đúc trong 2 câu thơ cuối : 
       “Dừng chân đứng lại trời non nc
       Một mảnh tình riêng ta với ta ”
       Với nhóm từ “dừng chân đứng lại” đọc lên ta nghe như thừa vì khi dừng chân thì sẽ đứng lại . Nhưng ko, cách sử dụng từ ở đây muốn thể hiện trạng thái tĩnh gần như tuyệt đối của nhà thơ . Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng để rồi nhìn bao quát nơi Đèo Ngang : 1 bầu cao xa, cả dãy núi trùng điệp , dòng sông trải đầy . Như vậy, thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng” . Cách sử dụng từ của t/giả thật điêu luyện : đã ít vì chỉ có “một ” , lại còn rất nhỏ “mảnh” và cách dùng từ “tình riêng” càng cho ta thấy tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn của bà Huyện Thanh Quan . Sau đó lại sử dụng nhóm từ kết hợp “ta với ta” tưởng như có thêm tâm hồn con người nào khác , nhưng ko đây chỉ là 1 con người : thân xác, tâm hồn của nhà thơ . Như vậy thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau để nhấn mạnh, nổi bật ý nghĩa , tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .
       Qua đèo ngang là 1 bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy đc bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh đèo ngang thật buồn vắng, tội nghiệp phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ , cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của t/giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan . Đúng là lượng thơ của t/giả rất ít, song cái khiêm tốn đó cũng đủ để tạo ấn tượng đó làm lay động lòng người . Có lẽ ai ai cũng biết đến bài thơ khi đọc hiểu về bà Huyện Thanh Quan . Thơ là tình cảm , là cảm xúc của con người là thế đấy .

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top